221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1206918
Hỏi chuyện Đại sứ Úc về chống tham nhũng
1
Article
null
Hỏi chuyện Đại sứ Úc về chống tham nhũng
,

 - Đại sứ Úc tại Việt Nam Allaster Cox trao đổi với VietNamNet xung quanh vụ việc báo chí Úc vừa qua tiết lộ Securency Ltd, một công ty con do Ngân hàng Trung ương Úc (ARB) chiếm 50% cổ phần, đã trả các khoản tiền hoa hồng lớn nhằm giành các hợp đồng cung cấp chất liệu polymer để in tiền cho một số nước châu Á và châu Phi.

Đại sứ Allaster Cox cho hay: "Các cáo buộc trên báo The Age liên quan đến vụ việc này đang được cảnh sát liên bang của Úc điều tra. Tôi cũng đang chờ đợi xem kết quả điều tra của cảnh sát liên bang Úc là gì".

Đại sứ Úc tại Việt Nam Allaster Cox: Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào việc hợp tác với cảnh sát nước ngoài trong việc chống tội phạm liên quốc gia. Ảnh: XL

Vì lợi ích các bên liên quan

Vụ việc này liên quan đến các đối tác của Securency ở nước ngoài, trong đó tờ báo có nhắc đến một công ty ở Việt Nam. Phía Úc có chia sẻ thông tin hoặc yêu cầu sự hợp tác của phía các nước liên quan, trong đó có Việt Nam để làm rõ vụ này không? 

Bài báo trên The Age có đưa ra các cáo buộc về các hành vi của các quan chức ở nhiều nước, chứ không chỉ riêng Việt Nam.

The Age chắc chắn đang quan sát Securency và ARB khi cảnh sát liên bang tiến hành điều tra chính thức và chắc chắn sẽ chia sẻ công khai các nguồn thông tin của họ.

Vì vậy, bạn có thể yên tâm là cảnh sát Úc gây rất nhiều áp lực khiến truyền thông phải chia sẻ các nguồn thông tin một cách công khai.

Một điều tuyệt vời là truyền thông đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tìm ra những khuất tất và điều tra các quan chức. Vì thế, tôi nghĩ rằng một khi cuộc điều tra của cảnh sát liên bang được tiến hành, thì việc công khai những gì họ đã tìm hiểu được cũng chính là vì lợi ích của mọi bên liên quan, bao gồm cả Securency, các quan chức địa phương và những người khác.

Úc muốn triệt tiêu tham nhũng

Một câu hỏi không liên quan đến vụ việc. Theo ông, có cần chống tham nhũng trong thương mại quốc tế không? Nhất là trong trường hợp có những hợp đồng giao dịch giữa hai công ty ở hai nước khác nhau? Trong các hiệp định thương mại song phương, cùng với rất nhiều điều khoản, chúng ta có cần nhấn mạnh đến nguy cơ xảy ra tham nhũng và các biện pháp phòng chống tham nhũng không?

"Có rất nhiều cơ chế thỏa thuận từ bên ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam mà chúng ta chưa có quy định cụ thể, ví dụ cơ chế "hoa hồng" giữa hai doanh nghiệp, cá nhân.

Chưa có ranh giới thế nào là "hoa hồng" bình thường còn thế nào là phạm tội hối lộ".

Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội

Trong trường hợp này, vai trò của cảnh sát liên bang chỉ có trong phạm vi Úc. Vì vậy đôi khi cũng cần có sự hợp tác với các cơ quan nước ngoài để có những thông tin hữu ích cho việc điều tra trong nước.

Tôi nghĩ chúng ta cần tăng cường hợp tác với cảnh sát nước ngoài và các cơ quan thẩm quyền ở các nước khác, để có thể có những cộng tác trong việc điều tra của cảnh sát trong rất nhiều hoạt động tội phạm như buôn lậu ma tuý, buôn bán người hay tham nhũng.

Nhưng mọi việc vẫn phải dựa trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của các nước. Cảnh sát liên bang không thể đến và điều tra ở một nước khác mà không có sự đồng ý của nước đó. Vì thế chúng ta phải tăng cường sự cộng tác giữa cảnh sát liên bang, cảnh sát Việt Nam, các cơ quan thẩm quyền thông qua Interpol. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào việc hợp tác với cảnh sát nước ngoài trong việc chống tội phạm liên quốc gia.

Chúng tôi cũng hy vọng có thể thúc đẩy Việt Nam phê chuẩn Công ước chống tham nhũng của LHQ. Đó là những văn bản cung cấp thêm khuôn khổ hợp tác cho các bên trong vấn đề chống tham nhũng. Việc Việt Nam phê chuẩn Công ước chống tham nhũng của LHQ sẽ là một bước đi tích cực.

Như vậy, Úc có thái độ rất mạnh mẽ đối với việc chống tham nhũng?

Đúng vậy. Chúng tôi muốn triệt tiêu tham nhũng, bởi tham nhũng là thiệt hại kinh tế lớn nhất, làm tổn hại đáng kể đến tiềm năng tăng trưởng GDP của mỗi nước, dẫn đến lãng phí và những sai lầm. 

   Luật sư Trần Đình Triển: Hối lộ khác hẳn "hoa hồng"

Ảnh: VA
"Hoa hồng" đã được quy định trong Bộ luật Dân sự. Trong những quan hệ dân sự, giữa các đối tác kinh tế làm việc với nhau mà làm tốt thì người ta có quyền thưởng "hoa hồng" cho nhau.

Còn hối lộ và nhận hối lộ là trường hợp việc anh phải làm, không được đòi hỏi và nhận bất cứ điều gì, song anh lại đưa ra cái giá cả, bắt buộc người khác phải phục vụ mình thì mới làm việc đó. Còn đối tác có đưa tiền cho anh thì anh phải đưa về ngân sách nhà nước.

Nếu anh làm việc tốt, Nhà nước sẽ có chế độ thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật. Không thể có chuyện anh làm một việc mang tầm quốc gia mà đối tác đưa tiền, anh lại bỏ túi riêng của mình. Đó là hối lộ chứ không phải hoa hồng.

Trong thời hội nhập, có những vụ việc do phía nước ngoài phát hiện ra, vậy cơ quan điều tra của VN có cần chủ động vào cuộc không? 

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia phải theo những thông lệ quốc tế chung mà các bên đã tham gia. Thứ hai nữa là trên cơ sở những gì mang tính chất nguyên tắc chung, đồng thời những gì mang tính quy định pháp luật riêng của mỗi nước. Nhưng về phòng chống tội phạm thì hiện nay mang tính phối hợp giữa các nước với nhau để chống các nhóm tội phạm xuyên quốc gia và hỗ trợ nhau để tạo nên một nền pháp lý lành mạnh.

Về phía Việt Nam, ta đã tham gia tổ chức Interpol, phối hợp cung cấp thông tin cho nhau và trong những việc dẫn độ và phòng chống tội phạm nói chung.

Về luật pháp trong nước thì lượng thông tin để phòng, chống tội phạm không chỉ có từ thông tin trong nước hay do cơ quan điều tra phát hiện ra mà còn từ các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế và nguồn thông tin khác ở trong nước. Trên cơ sở đó, cơ quan điều tra phải xác minh làm rõ, nếu đầy đủ chứng cứ, có dấu hiệu tội phạm thì phải khởi tố.

  • Xuân Linh - Vân Anh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>