221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1219821
Xã hội ổn định, dân chủ, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ
0
Article
null
Bế mạc Hội nghị TƯ 10:
Xã hội ổn định, dân chủ, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ
,

Phát biểu bế mạc Hội nghị 10 BCH TƯ Đảng khóa X chiều nay (4/7), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho biết phương hướng, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 bước đầu được xác định là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững để đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. 

Coi trọng phát triển bền vững

Tổng Bí thư: Phải khắc phục tình trạng có những cán bộ càng gần đến Đại hội càng né tránh, ngại va chạm, không dám chịu trách nhiệm. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản

Tổng Bí thư nhận định: Còn một năm rưỡi nữa mới kết thúc kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, nhưng với những kết quả đã giành được, chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng vào việc hoàn thành cơ bản các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. 

Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển; diện mạo có nhiều thay đổi. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được hình thành; quan hệ sản xuất phù hợp hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực đạt nhiều thành tựu.

Chính trị - xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Thế và lực của đất nước vững mạnh thêm nhiều, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

"Với cách nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng cả hai mặt thành tựu và hạn chế, khuyết điểm, những việc làm đúng, làm được và chưa đúng, chưa được, nhiều bài học thiết thực trên nhiều lĩnh vực có thể rút ra, trong đó có bài học xuyên suốt là luôn luôn coi trọng tính bền vững của sự phát triển", ông Nông Đức Mạnh nói. 

Phương hướng, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 bước đầu được xác định là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề để phát triển cao hơn trong các thời kỳ chiến lược sau.

Đổi mới toàn diện giáo dục

Để đạt mục tiêu trên, Tổng Bí thư nhấn mạnh phải thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, phải xác định rõ các định hướng phát triển cho các lĩnh vực, các ngành và các vùng, trong đó cần tập trung sức để từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

"Những thành tựu đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế còn thấp và chậm được cải thiện. Huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển còn hạn chế. Đời sống xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc. Nền tảng để Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn còn là điểm yếu cản trở tăng trưởng. Khoảng cách phát triển so với một số nước trong khu vực chậm được thu hẹp".
"Tập trung vào việc tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính để giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị", ông Nông Đức Mạnh chỉ rõ.

Diễn ra trong 6 ngày, từ 29/6 - 4/7, Hội nghị TƯ 10 cũng đã thảo luận về Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991). 

Trong các nhiệm kỳ Đại hội từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta đã bám sát thực tiễn, phát hiện, tìm tòi, nghiên cứu, tổng kết, thử nghiệm, trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan, bảo đảm phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân và lợi ích của cách mạng để giải đáp những vấn đề mới nảy sinh, đồng thời xây dựng nên những nhận thức mới làm giàu cho trí tuệ của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới. 

Những nhận thức mới đó cùng với kết quả nghiên cứu, tổng kết việc tổ chức thực hiện Cương lĩnh năm 1991 cần được sử dụng làm căn cứ, chất liệu để chọn lọc, cân nhắc biên tập, bổ sung vào dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển) đưa ra đại hội các cấp để thảo luận, công bố để nhân dân góp ý trước khi trình Đại hội XI của Đảng.

Cán bộ không được né tránh trước Đại hội

Hội nghị cũng đã thông qua định hướng đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, sẽ diễn ra vào nửa đầu tháng 1/2011. 

Để tiếp tục chuẩn bị nội dung và tổ chức Đại hội toàn quốc, Hội nghị Trung ương lần này đã quyết định thành lập tiếp 3 tiểu ban : tiểu ban nhân sự; tiểu ban tổng kết việc thực hiện Điều lệ Đảng và bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội XI.

Bộ Chính trị sẽ ra Chỉ thị về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Chủ trương là đại hội đảng các cấp phải được tiến hành theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng; phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương; coi trọng chất lượng, hiệu quả, không phô trương, hình thức; bảo đảm an toàn, tiết kiệm, nhằm chuẩn bị tốt nội dung văn kiện Đại hội và chuẩn bị nhân sự cấp ủy các cấp nhiệm kỳ mới.

Tổng Bí thư đề nghị các Ủy viên Trung ương và các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở "không vì lý do chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ mà lơi lỏng các nhiệm vụ trước mắt, cả về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực khác. 

"Từ Ban Chấp hành Trung ương đến lãnh đạo các ngành, các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phải khắc phục tình trạng có những cán bộ càng gần đến Đại hội càng né tránh, ngại va chạm, không dám chịu trách nhiệm trước công việc được giao", ông Nông Đức Mạnh nói.

Theo TTXVN

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>