221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1221290
Trang bị thêm máy bộ đàm cho ngư dân
0
Article
null
Trang bị thêm máy bộ đàm cho ngư dân
,

- GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Đà Nẵng trả lời chất vấn của HĐND TP: "Không dễ gì ngư dân từ bỏ chủ quyền biển của mình chỉ vì một lệnh cấm phi lý của Trung Quốc". 

Theo đánh giá của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng, sản lượng khai thác hải sản tuy đạt khá nhưng số tàu một số tàu của quận Thanh Khê, Sơn Trà phải nằm bờ trong mùa vụ chính do hiệu quả kinh tế thấp, thiếu hụt lao động và gần đây thêm lệnh cấm khai thác hải sản phi lý của Trung Quốc.

 

Ngư dân Đà Nẵng tiếp tục đầu tư đóng mới, cải hoán tàu thuyền để vươn khơi. Ảnh: HC

 

Chất vấn GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trần Văn Hào, đại biểu Bùi Văn Tiếng yêu cầu cho biết những giải pháp để ngành thuỷ sản đảm bảo sản lượng khai thác, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi của 6 tháng cuối năm và đặc biệt là tranh chấp chủ quyền ở biển Đông ngày càng trở nên gay gắt.

 

Ông Trần Văn Hào khẳng định: "Lệnh cấm của Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến tư tưởng của bà con ngư dân, nhưng nói rằng có đến 70 - 80% tàu của Đà Nẵng phải nằm bờ vì lệnh cấm này như một số thông tin đã nêu là không có cơ sở".

 

Tại thời điểm đầu tháng 6, Sở thống kê có 247 tàu cá của cả Đà Nẵng và Quảng Ngãi nằm bờ, trong khi tổng số tàu thuyền của ngư dân Đà Nẵng lên đến 1.800 chiếc. Như vậy số phải nằm bờ chỉ chiếm khoảng 10%.

 

“Đến sáng nay, chỉ có 152 chiếc tàu của ngư dân Đà Nẵng ở trong bờ, chiếm 5% tổng lượng tàu. Do vậy, nếu nói vì lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc mà ngư dân không dám ra khơi là không có cơ sở. Ngư dân Đà Nẵng không dễ gì từ bỏ chủ quyền biển của mình vì một lệnh cấm như thế”, ông Hào nhấn mạnh.

 

Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng Võ Duy Khương nói thêm: “Vừa rồi, TP đã trang bị thêm máy bộ đàm Icom cho ngư dân, để giúp các tàu đánh bắt xa bờ có thể liên lạc với bộ đội biên phòng và chi cục thủy sản khi gặp sự cố trên biển”.

 

Một vấn đề khác đang nổi lên đối với ngành thuỷ sản Đà Nẵng và miền Trung, theo ông Trần Văn Hào, là cả khu vực chưa có trung tâm đào tạo nghề chính quy cho ngư dân. UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT tổ chức trường dạy nghề tại Đà Nẵng nhưng được trả lời là chỉ thành lập một khoa ở trường Lương thực TƯ 3.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Anh Đào đề xuất: “Đánh bắt xa bờ là chiến lược phát triển kinh tế của cả quốc gia chứ không riêng gì của Đà Nẵng. Vì vậy HĐND TP nên suy nghĩ, trình Chính phủ một chính sách đồng bộ và mạnh mẽ về phát triển kinh tế Biển Đông cho cả miền Trung, trong đó Đà Nẵng có thể là nơi khởi động mạnh mẽ nhất".

 

Một chính sách đồng bộ như vậy, theo bà Đào, bao gồm từ phương tiện, thiết bị đánh bắt, đào tạo nhân lực, mở trường đào tạo thuyền viên một cách bài bản. Các xí nghiệp sản xuất chế biến cũng phải được phát huy. "Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển, mà còn là vấn đề chủ quyền lãnh thổ nữa".

 

66% lao động nước ngoài làm việc không phép

 

Chủ tịch UBND TP Trần Văn Minh cho hay, Đà Nẵng hiện có 720 lao động người nước ngoài đang làm việc tại 102 doanh nghiệp, nhưng có đến 476 người không có giấy phép, chiếm 66%.

 

Theo ông Trần Văn Minh, đa số lao động nước ngoài là chuyên gia đầu ngành, chuyên gia sâu được các chủ đầu tư mời hợp tác. Lao động phổ thông là người nước ngoài rất ít.

 

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng khẳng định đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng và quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ.

  • Hải Châu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>