221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1225777
Tái cơ cấu: Việt Nam nên chú trọng “phần mềm”
1
Article
null
Tái cơ cấu: Việt Nam nên chú trọng “phần mềm”
,

 - Gặp gỡ báo giới đến từ Việt Nam cuối tuần qua, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Lee Yi Shyan cho rằng "phần mềm", tức hoạt động của Chính phủ, đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

 Thay đổi quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp

Thưa Bộ trưởng, Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị kế hoạch cho tái cấu trúc nền kinh tế.  Singapore có kinh nghiệm nào có thể chia sẻ với Việt Nam?

Mô tả ảnh.
Ông Lee Yi Shyan. Ảnh: PT
-  Có hai vấn đề chính cần làm.

Về phần cứng, cần tập trung vào cơ sở hạ tầng. Đường xá phải liên thông, cảng hàng không, cảng biển không được tắc nghẽn. Nếu có một kế hoạch chuẩn thì hoàn toàn có thể làm tốt hệ thống đường sá, cảng biển .

Trước mắt, có thể vay tiền để xây dựng, sau đó đưa vào khai thác, thu phí sẽ hoàn lại được.

Để làm tốt, các bạn có thể học tập kinh nghiệm các nước như Trung Quốc, Singapore.

Về phần mềm, hoạt động của Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng. Chính phủ hoạt động hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển.

Mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp và Chính phủ cũng cần thay đổi, chẳng hạn thủ tục phải nhanh hơn, cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nhanh hơn. Các khúc mắc về thương mại cũng phải được giải đáp nhanh.

Việc trao đổi giữa cộng đồng kinh doanh và Chính phủ rất quan trọng. Các bạn cần một môi trường có nhiều trao đổi hơn, để khi cộng đồng kinh doanh có vấn đề thì họ có thể đối thoại với Chính phủ.

Nhiều chính phủ rất coi trọng phần cứng. Vì vậy mà tồn tại các vấn đề như giao thông phức tạp, đông đúc, hàng hóa tắc tại cảng 3 ngày mới giải phóng được…

Ngoài ra, cần thay đổi hệ thống giáo dục. Việt Nam có lực lượng lao động đông nhưng lực lượng này cần được đào tạo nhiều kỹ năng hơn.

Bên cạnh một bộ phận được đào tạo trong các trường ĐH thì bộ phận khác có thể học cách vận hành máy móc.

Trong môi trường hiện nay, lao động cần thành thạo tiếng Anh để dễ dàng tiếp thu kinh nghiệm quốc tế.

“Hầu hết ở Việt Nam là cảng sông”

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Singapore. Năm ngoái, tổng giao dịch thương mại hai nước lên tới 15 tỷ đôla, tăng 20% so với năm 2007. Ông đánh giá thế nào về triển vọng hợp tác giữa hai nước?

- Việt Nam và Singapore khác nhau về cơ cấu kinh tế nên có thể hợp tác.

Bộ trưởng Lee Yi Shyan kể: Đến các chợ, siêu thị ở Singapore hỏi người bán hàng xem hàng hóa chủ yếu nhập từ đâu, thì hầu hết trả lời nhập từ Hồng Kông, Trung Quốc. Họ nói "không biết Việt Nam có những mặt hàng gì để nhập".

Việt Nam sản xuất nhiều gạo, cà phê, hạt điều, các sản phẩm nguyên liệu thô và là nước xuất khẩu thủy hải sản lớn. Singapore có thể đầu tư vào một số nhà máy chế biến.

Singapore là một trong những cảng bận rộn nhất thế giới về container. Vì vậy khi Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa đến Ấn độ, Úc hay Philippines thì cách tốt nhất là vận chuyển hàng đến Singapore.

Ngoài ra, Singapore có thể đầu tư nhà xưởng, máy móc để sản xuất giày dép, đồ điện tử... Chúng tôi đã xây ba khu công nghiệp tại Việt Nam.

Sau Trung Quốc, Việt Nam được biết như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư, đặc biệt với các nhà đầu tư Nhật Bản. Theo chương trình Trung Quốc + 1, điểm đến tiếp theo sẽ là Việt Nam.

Chúng tôi khuyến khích các công ty Singapore đầu tư nhiều hơn và mua hàng hóa nhiều hơn từ Việt Nam.

Chúng ta cũng có thể hợp tác về công nghệ thông tin, viễn thông, giao thông vận tải như hàng không, cảng biển, đặc biệt là về phát triển bền vững.

Chúng tôi là trung tâm hậu cần về hàng không, cảng biển, IT, có nền công nghiệp hóa dầu, công nghiệp điện tử. Nhưng môi trường của chúng tôi rất trong sạch. Các bạn vẫn có thể phát triển công nghiệp mà không lo ảnh hưởng đến môi trường.

Việt Nam đang chuẩn bị xây cảng trung chuyển quốc tế ở Khánh Hòa. Ông đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển cảng biển ở Việt Nam, liệu có thể hy vọng cạnh tranh với Singapore trong vai trò phân phối hàng hóa?

- Việt Nam có rất nhiều cảng nhưng hầu hết là các cảng sông, khiến cho  trung tâm thành phố trở nên chật chội. Rất nhiều container phải đi vào thành phố thay vì đi ra cảng.

Cảng biển ở Singapore và cảng ở Việt Nam đóng hai vai trò hoàn toàn khác nhau.

Cảng Singapore là cảng chuyển tải. Chúng tôi gom hàng hóa từ nhiều nơi đến trong thời gian ngắn và xuất đi rất nhanh. Vì thế, chúng tôi không mất nhiều thời gian để vận hành cảng.

Trong khi đó, ở Việt Nam, hàng hóa đến ở lại Việt Nam và muốn xuất đi cũng xuất từ cảng Việt Nam. Do đó, các cảng biển không đóng vai trò là trạm trung chuyển hàng hóa.

“Một phần trong gói kích cầu 20,5 tỷ đôla Singapore dành để nâng cấp kỹ năng cho người lao động. Đã có 1.800 công ty gửi 120.000 công nhân tham gia chương trình này”, ông Lee Yi Shyan chia sẻ kinh nghiệm sử dụng gói kích cầu.

Kỳ 2: Kích cầu, bài học từ Singapore

  • Lê Nhung ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,