221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1225848
Kiên quyết không đóng tiền phạt chuộc ngư dân
1
Article
null
Kiên quyết không đóng tiền phạt chuộc ngư dân
,

 - "Thật vô lý khi ngư dân hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước mình mà phải đóng phạt. Nên dứt khoát sẽ không có chuyện nộp phạt và Trung Quốc phải thả vô điều kiện các ngư dân đang bắt giữ", TS Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chủ tịch Ủy ban liên hiệp nghề cá Việt - Trung trao đổi với VietNamNet sáng nay (23/7).

Trung Quốc nên cộng tác với Việt Nam

Với lá thư gửi người đồng cấp Trung Quốc hôm qua, ông đã đề nghị Trung Quốc phải thả vô điều kiện các ngư dân họ đang bắt giữ một tháng qua. Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện. Ông chờ đợi phản ứng từ phía bạn ra sao?

Nhân danh Cục trưởng Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban liên hiệp nghề cá Việt - Trung, tôi đã gửi thư cho ông Lý Kiện Hoa, Cục trưởng Cục nghề cá, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc và đồng thời làm Chủ tịch Ủy ban liên hiệp nghề cá Vịnh Bắc Bộ Trung Quốc - Việt Nam.

Ủy ban liên hiệp nghề cá giữa hai nước thường có các cuộc họp hàng năm đánh giá tình hình thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Trước cuộc họp trù bị của Ủy ban liên hiệp nghề cá lần thứ 6 diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 8 tới, trong thư tôi đã đề nghị ông Lý Kiện Hoa đưa ra những trao đổi, giải quyết vụ việc bắt giữ ngư dân Việt Nam. Đến nay, vụ việc đã xảy ra một tháng rồi.

Ảnh: Mai Kỳ
Ngư dân Việt Nam hoạt động ở vùng biển của mình, nên sẽ không có chuyện nộp phạt. Ảnh: Mai Kỳ

Về vụ việc này, Trung Quốc đã đơn phương cấm biển trong vùng thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam và hành động đó sai với luật pháp quốc tế. Dù như thế nào, tôi cho rằng phía bạn nên cộng tác với phía Việt Nam để giải quyết vụ bắt giữ ngư dân này.

Vụ việc xảy ra đã một tháng, Bộ Ngoại giao cũng như phía Cục và các cơ quan chức năng đều đã lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc hợp tác với Việt Nam giải quyết vụ việc. Như cách ông nói thì cho đến nay Việt Nam chưa nhận được thỏa thuận hay hành động chính thức nào đáp từ phía Trung Quốc?

Ủy ban liên hiệp nghề cá đã từng gửi thư một lần rồi nhưng chúng tôi chưa nhận được phản hồi. Trong thư gửi ông Lý Kiện Hoa, tôi đề nghị cộng tác để giải thích vụ việc cũng như thả vô điều kiện ngư dân. Chúng tôi luôn mong muốn hợp tác hai bên sẽ tốt đẹp hơn.

Đến nay Trung Quốc vẫn kiên quyết không thả ngư dân nếu chưa nộp phạt. Họ vẫn cho ngư dân gọi điện về cho gia đình để mang tiền sang nộp phạt thì mới thả. Nhưng điều đó thì không được, vì mình hoạt động ở vùng biển của mình. Nếu nộp tiền thì đồng nghĩa công nhận hành động của ngư dân là sai, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

"Sẵn sàng hoãn phiên họp"

Vừa qua, có thông tin cho hay Trung Quốc đã giảm mức tiền chuộc. Thông tin này có chính xác?

Theo con đường ngoại giao chính thức thì không có thông báo đó. Nhưng ngay cả việc giảm mức phạt cũng sẽ kiên quyết không đóng tiền phạt.

Nếu từ nay đến phiên họp trù bị của Ủy ban liên hiệp nghề cá giữa hai nước, vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ phía Trung Quốc, Cục sẽ có động thái gì tiếp theo?

Nếu chưa nhận được đáp từ, chúng tôi sẵn sàng hoãn phiên họp trù bị lại.

Ảnh: Mai Kỳ
Việt Nam đang xây dựng chính sách hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt xa bờ. Ảnh: Mai Kỳ

Giữa hai nước đã có thỏa thuận, hiệp thương về việc khai thác nguồn lợi thủy sản trong khu vực đánh bắt chung. Tại sao vẫn có những va chạm như vừa qua?

Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ ký giữa Việt Nam và Trung Quốc nói rất rõ bao nhiêu tàu được hoạt động, ranh giới ra sao, cấp giấy phép ra sao. Hàng năm, chúng tôi đều họp lại để đánh giá tình hình thực hiện để xác định giảm hoặc tăng số tàu, hoặc xem có vụ việc gì xảy ra trên biển không như việc bắt giữ, xâm phạm để cùng nhau giải quyết.

Xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân

Cục có hoạt động hỗ trợ ngư dân về khai thác, đánh bắt cá trên biển như thế nào?

Chúng tôi vẫn tiếp tục tuyên truyền cho ngư dân việc đánh bắt, khai thác thủy sản hợp pháp trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam hoặc vùng đánh bắt chung theo thỏa thuận với nước bạn. Khi khai thác ở vùng giáp ranh, phải để ý tình trạng thời tiết, sóng gió, thủy triều có thể đưa lưới trôi dạt sang phía nước bạn rồi vô tình mắc lỗi oan. Hiện nay chúng tôi cũng đang làm chính sách hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt xa bờ.

Liên quan đến các vụ tàu lạ đâm tàu, ngư dân Việt Nam bị thương vừa qua, Cục có hành động gì để giải quyết vụ việc cũng như bảo vệ, hỗ trợ ngư dân?

Thời gian gần đây, một số tàu cá của mình bị đâm va trong vùng tương đối nhạy cảm. Có cái khó vì bị tai nạn ban đêm nên ngư dân không biết số hiệu tàu. Chúng tôi đã hợp tác với Cục hàng hải và các cơ quan chức năng để xác định các tàu lạ đó.

Như Bộ Ngoại giao đã thông báo, Việt Nam đã gửi công hàm đến một số nước đề nghị hợp tác truy tìm, xác định danh tính tàu lạ đâm tàu của Việt Nam. Trong thư gửi ông Lý Kiện Hoa, tôi cũng đề nghị Trung Quốc hợp tác giúp Việt Nam truy tìm tàu lạ đâm tàu cá của Việt Nam.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,