221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1230021
"Chỉnh thiết kế đường Vành đai 3 trong phạm vi cho phép"
1
Article
null
Bộ trưởng Giao thông-Vận tải:
'Chỉnh thiết kế đường Vành đai 3 trong phạm vi cho phép'
,

 - Trả lời chất vất tại Ủy ban Thường vụ QH sáng nay (14/8), Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng khẳng định: Việc điều chỉnh thiết kế kỹ thuật nút giao Thanh Xuân - “nút tắc” của dự án đường Vành đai 3 kéo dài gần 10 năm qua - nằm trong phạm vi chỉ giới đường đỏ, được Hà Nội đồng ý. 

"Buộc phải điều chỉnh"

Mô tả ảnh.
Dự án đường Vành đai 3 vẫn ngổn ngang. Ảnh: VNN

Trước thắc mắc của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết về căn cứ điều chỉnh thiết kế, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho hay, các giải pháp thiết kế cũ ở nút giao này theo như quy hoạch phê duyệt của Thủ tướng hồi 2001 "không phù hợp, buộc phải điều chỉnh".

Ông khẳng định: "Việc điều chỉnh, thay đổi thuộc thẩm quyền của Bộ nhưng phải dựa trên tiếp thu những kiến nghị của người dân, dựa vào những điều kiện thực tế như lưu lượng tham gia giao thông hiện đã lớn hơn cũng như tầm nhìn về quy hoạch chung thay đổi".

"Các giải pháp kỹ thuật điều chỉnh nằm trong phạm vi chỉ giới đường đỏ mà Hà Nội cho phép", ông Hồ Nghĩa Dũng khẳng định.

Tuy nhiên, Bộ trưởng GTVT không nói rõ chỉ giới đường đỏ cho phép là như thế nào, trong khi đây là vấn đề chưa thống nhất, gây tranh cãi thời gian qua, bởi đó là căn cứ quan trọng để xác định diện tích đất thu hồi.

Giai đoạn 1 đường Vành đai 3 cơ bản hoàn thành thi công 10,8km trên tổng chiều dài 11,2km, qua các địa bàn Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai và Thanh Xuân (Hà Nội). “Mắc” 400 mét, dự án đến nay vẫn chưa thể hoàn thành do 136 hộ dân vẫn tiếp tục khiếu nại liên quan đất bị thu hồi. Tuy nhiên, liên quan đến giải quyết khiếu nại của dân, Bộ trưởng nói "việc giải tỏa đền bù thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư là UBND thành phố Hà Nội", đồng thời cam kết sẽ phối hợp cùng Hà Nội cực giải quyết khiếu nại của dân nghiêm túc.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết việc công bố điều chỉnh thiết kế, quy hoạch trễ 6 tháng kể từ ngày ký duyệt thông qua, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho hay Bộ "chỉ chịu trách nhiệm công bố về mặt cắt quy hoạch" trong khi UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm công bố quy hoạch chung. Bộ trưởng cũng nói vẫn còn có thể phải tiếp tục điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

“Con đường khủng khiếp 32”

Cùng vướng mắc về giải phóng mặt bằng, con đường 32 với 2 dự án, bao gồm tuyến từ Mai Dịch - Cầu Diễn - Nhổn và tuyến từ Nhổn đến Sơn Tây, được đại biểu Nguyễn Thị Hoa "kêu" là “con đường khủng khiếp”. “Mời” Bộ trưởng thị sát đoạn đường từ Cầu Giấy về Nhổn ngay sau phiên họp, bà Hoa nói: "Có chứng kiến cảnh những người dân mỗi sáng chở xe trứng, đậu phụ, xe hàng khác đi kinh doanh kiếm sống bị đổ vì “ổ voi, ổ gà” mới thấy thương tâm".

Bộ trưởng GTVT không nói rõ chỉ giới đường đỏ cho phép là như thế nào, trong khi đây là vấn đề chưa thống nhất, gây tranh cãi thời gian qua, bởi đó là căn cứ quan trọng để xác định diện tích đất thu hồi.

Bộ trưởng Dũng chia sẻ ông cũng thấm thía khi thực tế người dân đang phải chịu cảnh đường xá chưa tốt, tình trạng ổ voi, ổ gà, bụi bặm tác động đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, "dự án chậm tiến độ do thành phố làm công tác giải phóng mặt bằng chưa thông".

Hiện Hà Nội đang khó khăn trong việc bố trí tái định cư cho khoảng 150 hộ. Mặc dù đã quyết định khởi công dự án khi chưa có mặt bằng sạch nhưng Bộ trưởng thừa nhận, đến nay việc thực hiện dự án đường 32 còn khó khăn. Nguyên nhân chậm, theo ông do không đảm bảo mặt bằng “sạch”, giải phóng theo kiểu xôi đỗ, giải phóng đến đâu, nhà thầu làm đến đó.

Sau những bức xúc, tại phiên họp mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến giao lại cho Hà Nội làm cả chủ đầu tư xây dựng và hệ thống mặt bằng để đồng bộ. Ông Dũng cho biết Bộ đang làm việc với lãnh đạo thành phố về ý kiến của Phó Thủ tướng để Hà Nội chủ động đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Ông khẳng định, về cơ bản chỉ cần mặt bằng “sạch”, chủ đầu tư có thể hoàn thành dự án trong vòng 6 tháng.

Chất vấn chung, đại biểu Nguyễn Hữu Đồng (Nam Định) nêu tình trạng trong hoàn cảnh đất nước khó khăn nhưng quy hoạch hạ tầng giao thông vẫn phổ biến theo kiểu "đường làm xong nhưng bị đào đi đào lại, gây lãng phí, tốn kém".

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận tình trạng nhiều dự án thời gian thực hiện kéo dài nhưng chất lượng vẫn không đảm bảo, phải xử lý đi xử lý lại nhiều lần. Việc “đào lên, đào xuống” đường xá do các cơ quan phối hợp chưa tốt, không thực hiện đồng bộ từ làm đường, thoát nước, dịch vụ cáp quang. Ông hứa "sẽ cùng các cơ quan phối hợp khắc phục tình trạng trên".

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,