221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1230135
Khắc phục vi phạm dân chủ hoặc dân chủ hình thức
1
Article
null
Thường trực Ban Bí thư:
Khắc phục vi phạm dân chủ hoặc dân chủ hình thức
,

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chế độ dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, khắc phục mọi biểu hiện vi phạm dân chủ hoặc dân chủ hình thức - Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nói tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày 14/8.

18 ý kiến phát biểu của đại biểu cơ bản tán thành những nhận định trong bản Báo cáo tổng kết và nêu thêm nhiều ý kiến sâu sắc, nhiều kinh nghiệm hay, cách làm tốt trong quá trình thực hiện Nghị quyết, đồng thời cũng chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm, nguyên nhân và đề xuất thêm các giải pháp cho thời gian tới.

Hoàn thiện chính sách với trí thức

Phát biểu kết luận hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nhận định: Tổng kết từ các ngành và địa phương cho thấy, nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương và giải pháp chủ yếu do Nghị quyết đề ra.

Mô tả ảnh.

Ông Trương Tấn Sang: Nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc... Ảnh: TTXVN

Liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức - nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố. Đồng bào các tôn giáo phấn khởi với đường hướng "tốt đời, đẹp đạo", gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng hướng về Tổ quốc, đóng góp ngày càng nhiều nguồn lực, góp phần xây dựng quê hương, đất nước... Những cố gắng đó trong những năm qua làm cho đất nước ta “chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội đồng thuận, dân tộc đoàn kết”.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, ông Trương Tấn Sang cũng chỉ rõ một số hạn chế của việc thực hiện Nghị quyết thời gian qua và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ông nêu những nhiệm vụ chủ yếu. Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, không phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. 

"Đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân, thực hiện dân chủ đi liền với giữ vững kỷ cương, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tự lực tự cường là cơ sở quan trọng để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc", Thường trực Ban Bí thư nói.

Các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, trong đó lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân làm nhiệm vụ trung tâm; phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, phát triển giáo dục, khoa học - công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước.

Hoàn thiện các chính sách đối với giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, cán bộ công chức, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, các nhà doanh nghiệp, các dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và các thành phần xã hội khác.

Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục thể chế hóa đầy đủ và đồng bộ các chính sách do Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) đã đề ra, các nghị quyết Trung ương và Bộ Chính trị (khóa X) có liên quan đến các giai cấp, tầng lớp nhân dân để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thắng lợi. Các cấp, các ngành đẩy mạnh cải cách hành chính theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X), tạo thuận lợi trong sinh hoạt đời sống xã hội, tránh gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

Đảm bảo công bằng xã hội

Các cấp, các ngành cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao dân trí, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chế độ dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, chăm lo thiết thực đời sống vật chất và tinh thần các tầng lớp nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội; tiếp tục thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" ở các loại hình cơ sở; đồng thời đề cao ý thức tôn trọng pháp luật, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong toàn xã hội.

Ông Trương Tấn Sang cũng yêu cầu "khắc phục mọi biểu hiện vi phạm dân chủ hoặc dân chủ hình thức, đồng thời khắc phục biểu hiện tự do vô kỷ luật, vi phạm pháp luật; chủ động nắm tình hình, phát hiện và đấu tranh bằng các biện pháp thích hợp, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để kích động, lôi kéo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá cách mạng nước ta".

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cần đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa phương thức tập hợp, đoàn kết nhân dân, phát huy vai trò người có uy tín, tiêu biểu trong các dân tộc, tôn giáo; không ngừng đổi mới công tác vận động quần chúng.

Thường trực Ban Bí thư đề nghị ngay sau hội nghị này, căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và Kết luận của Bộ Chính trị sẽ ban hành tới đây, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng trong thời gian tới.

Theo TTXVN

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,