221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1233145
Kinh phí giải quyết da cam/dioxin vẫn như muối bỏ bể
1
Article
null
Kinh phí giải quyết da cam/dioxin vẫn như muối bỏ bể
,

 - Chừng nào phía Mỹ còn coi nhẹ trách nhiệm góp phần cùng Việt Nam tích cực giải quyết vấn đề da cam/dioxin, không thể nói quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã được bình thường hóa hoàn toàn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối Ngoại của Quốc hội Ngô Quang Xuân trao đổi nhân phiên họp chung Việt - Mỹ bàn về da cam/dioxin từ ngày 8 đến 10/9 tại Hà Nội.

3 mục tiêu dài hạn

Mô tả ảnh.

Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội Ngô Quang Xuân. Ảnh: LAD

Hợp tác nhiều mặt giữa Mỹ và Việt Nam đã và đang đạt nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, hậu quả còn lại của chiến tranh, trong đó có da cam/dioxin vẫn còn là vấn đề còn tồn tại lớn trong tổng thể quan hệ song phương. Theo ông, giải quyết việc này có ý nghĩa như thế nào?

Từ năm 1995, 20 năm sau chiến tranh, Việt Nam và Mỹ đã bắt đầu bình thường hóa quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù cách đặt vấn đề của mỗi bên về một số vấn đề còn những khác biệt, nhưng nhìn chung, kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Có những lĩnh vực đạt tốc độ bình thường hóa rất cao như quan hệ kinh tế, thương mại.

Nhiều vấn đề nhân đạo xã hội nhạy cảm như tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA), vấn đề con lai, đoàn tụ gia đình... cũng là minh chứng ấn tượng của mối quan hệ hợp tác hiệu quả. Về phần mình, mặc dù còn phải chịu đựng nhiều hậu quả lâu dài của chiến tranh, nhưng với tinh thần hòa hiếu nhân đạo, nhân dân Việt Nam đã góp phần hàn gắn vết thương cho nhiều gia đình Mỹ.

Đáng tiếc là việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin, một vấn đề gây bao đau thương và nhức nhối cho nhiều gia đình Việt Nam gần đây mới được đưa lên bàn nghị sự của một số diễn đàn chính thức. Chừng nào phía Mỹ còn coi nhẹ trách nhiệm góp phần cùng Việt Nam tích cực giải quyết vấn đề này, không thể nói quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã được bình thường hóa hoàn toàn.

Trong một phiên họp cách đây không lâu tại Mỹ, các thành viên của Nhóm đối thoại Mỹ - Việt về da cam/dioxin đã kêu gọi xây dựng một kế hoạch dài hạn lộ trình giải quyết hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam. Thưa ông, đã có phác thảo sơ bộ lộ trình này chưa?

Chúng tôi mới đưa ra ý tưởng ban đầu cho một kế hoạch tổng thể. Quan trọng nhất phải xác định được mục tiêu dài hạn của kế hoạch này. Theo tôi, có thể sẽ có 3 mục tiêu chính. Thứ nhất, nâng cao nhận thức chung, đặc biệt của giới hoạch định chính sách của Mỹ, về thực chất vấn đề tác hại chất độc da cam ở Việt Nam.

Thứ hai, giải quyết cơ bản vấn đề tẩy sạch các vùng đất và môi trường bị phơi nhiễm chất độc da cam. Thứ ba, sức khỏe con người, mà trọng tâm là tìm biện pháp hỗ trợ các nạn nhân và gia đình họ.

Cần hàng trăm triệu USD

Một trong những vấn đề lưu tâm hiện nay, đó là tìm nguồn kinh phí lớn hơn hỗ trợ cho việc khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin. Theo ông, giải quyết vấn đề này ra sao?

Hậu quả do chất độc da cam/dioxin tác động vào môi trường và con người ở Việt Nam quá lớn, đòi hỏi nguồn kinh phí rất cao. Chính phủ và nhiều tổ chức, cá nhân của Việt Nam đã rất cố gắng, nhiều nước bạn bè trên thế giới cũng đã và đang hỗ trợ.

Gần đây, Quốc hội và chính quyền Mỹ cũng đã phê chuẩn và thông qua khoản kinh phí 3 triệu USD từ ngân sách tài khóa 2007 và một khoản tương tự từ 2009 để giúp đỡ cho các dự án tẩy đất và nước bị phơi nhiễm ở khu vực sân bay Đà Nẵng và giúp một số trung tâm chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân da cam...

Mô tả ảnh.
Trẻ em bị di chứng dioxin ở làng Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: LAD

Những dự án này góp phần giảm bớt nỗi đau da cam nhưng vẫn còn như "muối bỏ bể" so với nhu cầu đồ sộ và lâu dài. Phải cần một chương trình toàn diện, tổng thể và huy động được những gói kinh phí hàng trăm triệu USD để triển khai mới có thể giải quyết hiệu quả và nhanh chóng mối thảm họa da cam này. 

Ông đã tham gia phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ vừa qua về vấn đề da cam/dioxin cũng như các cuộc họp của Nhóm đối thoại Việt - Mỹ. Đánh giá của ông về nhận thức của chính giới Mỹ trong việc giải quyết vấn đề hậu chiến tranh này ở Việt Nam?

Theo tôi, trong quá trình giải quyết một vấn đề, việc nâng cao nhận thức đóng vai trò quyết định. Đây cũng chính là mục tiêu ưu tiên của Nhóm đối thoại Việt - Mỹ, một sáng kiến được Quỹ Ford đề xướng gần 3 năm trước đây.

Các hoạt động tích cực và hiệu quả của Nhóm đã góp phần thực chất nâng cao dần nhận thức của chính giới Mỹ về việc giải quyết hậu quả chất độc da cam. Muộn còn hơn không, tôi tin chắc rằng khi vấn đề nhân đạo này được nhìn nhận đúng tầm, chúng ta có thể huy động được nhiều nguồn lực hơn cho những dự án thiết thực. 

  • Xuân Linh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,