221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1236475
"Trách nhiệm thuộc về người cấp bằng tiến sĩ"
1
Article
null
'Trách nhiệm thuộc về người cấp bằng tiến sĩ'
,

- Lắng nghe hàng loạt ý kiến phản biện sôi nổi về vấn đề "có bằng tiến sĩ mới có tư duy đột phá", tiến sĩ Lê Anh Sắc - chuyên viên cao cấp Sở Nội vụ TP Hà Nội - một lần nữa lên tiếng. Để rộng đường dư luận, VietNamNet đăng toàn văn thư của ông gửi tòa soạn hôm nay (20/9).

Xung quanh chủ đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố Hà Nội, trong tuần qua nhiều bạn đọc đã tham gia thảo luận sôi nổi. Trong đó có ý kiến lo lắng, xây dựng, có ý kiến châm biếm. Để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc về kế hoạch thực hiện chiến lược cán bộ của thành phố Hà Nội, tôi xin cung cấp một số thông tin như sau.

Trong bản Kế hoạch số 17/KH/TU của Thành ủy Hà Nội ban hành ngày 22/4/2009 về việc thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 9 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, không có chỉ tiêu 100% cán bộ khối chính quyền thuộc diện cán bộ thành ủy quản lý có bằng tiến sĩ.

Còn về phía chính quyền, cho đến nay UBND thành phố Hà Nội chưa ban hành một văn bản nào nói về chiến lược cán bộ; bản dự thảo kế hoạch của UBND thành phố đối với cán bộ khối chính quyền chưa được công bố, hiện đang trong quá trình hoàn thiện, chỉnh sửa.

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa: Website ĐH Quốc gia Hà Nội

Thế nhưng trong những ngày qua, đã có nhiều bạn đọc tham gia ý kiến. Vì vậy, với tư cách là thành viên trong tổ công tác (tôi không giữ chức vụ gì và không có tham vọng làm quan), bạn nào góp ý kiến xây dựng cho tôi, tôi xin được cảm ơn và tiếp thu những gì là đúng đắn.

Còn bạn nào muốn góp ý kiến với UBND thành phố Hà Nội, xin ráng chờ đến khi UBND thành phố cho đăng tải toàn văn bản dự thảo chiến lược cán bộ để xin ý kiến nhân dân (nếu UBND thành phố Hà Nội thấy việc đó là cần thiết).

Trong bản dự thảo kế hoạch thực hiện công tác cán bộ của UBND thành phố, tổ công tác không đề xuất chiến lược tiến sĩ hay tiến sĩ hóa cán bộ thuộc diện thành ủy quản lý.

Như các bạn đều biết, Thành phố Hà Nội không đơn thuần là một đơn vị hành chính mà còn là Thủ đô - trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước trên địa bàn ngày càng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tổ công tác đề xuất hệ thống gồm năm tiêu chuẩn để tuyển chọn cán bộ công chức, bao gồm: Phẩm chất đạo đức và trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm quản lý nhà nước, khả năng sử dụng tin học, khả năng sử dụng ngoại ngữ. Trong đó:

a) Về trình độ lý luận - chính trị, phẩm chất đạo đức

Cán bộ công chức các ngành các cấp của Thành phố Hà nội phải có những phẩm chất sau:

 - Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực đối nội, đối ngoại;
 - Có ý thức tiết kiệm, đấu tranh phòng chống tham nhũng;
 - Có tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân;
 - Có khả năng đoàn kết, tập hợp cán bộ công chức dưới quyền, tổ chức lao động khoa học;
 - Có khả năng sử dụng chuyên gia giỏi, thu hút tài năng trẻ;
 - Có tác phong chỉ huy chuyên nghiệp.

b) Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Xây dựng đội ngũ CBCC có đủ kiến thức tham mưu, tư vấn giúp lãnh đạo các ngành, các cấp xây dựng định hướng chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị...

c) Về trình độ và kinh nghiệm quản lý nhà nước:

Xây dựng đội ngũ CBCC đủ kiến thức và kinh nghiệm tham mưu, tư vấn giúp lãnh đạo các ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các quy định của chính phủ; ban hành các văn bản thực hiện pháp luật của UBND thành phố, nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách của Thành phố phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

Trong hệ thống tiêu chuẩn này, học vị tiến sĩ hay thạc sĩ, cử nhân chỉ được coi là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ chuyên môn mà cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Mỗi người có quan điểm riêng về tầm quan trọng của trình độ chuyên môn, về ý nghĩa của tấm bằng học vị đối với cán bộ, công chức. Từ góc độ này, tiêu chí học vị là quan trọng hay cần thiết, từ góc độ khác là không quan trọng, không cần thiết.

Song, sẽ là phiến diện, thậm chí là tùy tiện, nếu cắt xén, tách tiêu chí này ra khỏi các tiêu chí khác, đặc biệt, các tiêu chí về chính trị và đạo đức như đã có trong bản dự thảo của chúng tôi để bình luận, phê phán

Chúng tôi cho rằng nền hành chính của chúng ta đòi hỏi công chức chỉ huy phải vừa là một nhà quản lý, vừa là một nhà chuyên môn.

Việc xác định yêu cầu về trình độ chuyên môn cần thiết đối với mỗi chức vụ (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) phải dựa vào tính chấ́t phức tạp của mỗi vị trí việc làm. Chúng tôi không nghĩ đơn giản là chuyện sính hay không sính bằng cấp.

Tôi cũng hoàn toàn đồng tình với các bạn rằng: Không phải chỉ có người có bằng tiến sĩ mới có cái mới, mới có tư duy đột phá. Ví dụ như bác Kim Ngọc - tác giả của “khoán 10” là một tấm gương.

Song trong hệ thống đào tạo của ta hiện nay, đã là nghiên cứu sinh thì phải có cái mới, có tư duy “đột phá” mới được cấp bằng tiến sĩ.

Còn ai đã cấp bằng tiến sĩ cho người không có cái mới, người đó phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân. Chúng ta không nên thành kiến với một số ít tiến sĩ giả mà đánh giá thấp vai trò của nền giáo dục nước nhà.

                                                                         Hà Nội, ngày 20/9/2009

                                                                                                  Lê Anh Sắc 

Theo "Kế hoạch thực hiện Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền TP Hà Nội từ nay đến năm 2020" được Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo ký ngày 24/8/2009, Hà Nội đặt mục tiêu đến 2020, có 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ.

Đến 2020, Hà Nội phấn đấu 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ; 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

Trước mắt, trong thời hạn ngắn hơn (đến 2012), phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy Hà Nội quản lý có trình độ trên đại học, trong đó 50% là tiến sĩ; tất cả cán bộ diện Thành phố quản lý (chi cục trưởng, phó chi cục trưởng; trưởng phòng, phó trưởng phòng các sở, đơn vị trực thuộc sở và tương đương; trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng thuộc UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc) trình độ trên đại học, trong đó 25% thạc sĩ, 25% tiến sĩ.

  • Thoại Mi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,