221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1236601
Biến đổi khí hậu: "Đây không phải lúc chơi bài poker"
1
Article
null
Biến đổi khí hậu: 'Đây không phải lúc chơi bài poker'
,

 - Các nhà nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp bắt đầu từ ngày mai (22/9) tại New York và Pittsburgh để bàn các vấn đề trước thềm Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về biến đổi khí hậu tại Copenhagen tháng 12 tới. Với những quan tâm đại diện cho khu vực, Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso gửi tới VietNamNet bài viết nêu thông điệp của châu Âu:  

Mô tả ảnh.
Chủ tịch ủy ban châu Âu Barroso
Biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn chúng ta tưởng. Tiếp tục các hoạt động như hiện nay, chắc chắn có nghĩa là nguy hiểm, thậm chí thảm họa, biến đổi khí hậu ngay trong thế kỷ này. Đây là thử thách quan trọng nhất đối với các chính trị gia thế hệ chúng ta.

Tôi rất quan ngại về triển vọng của Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen. Hiện tại, các vòng đàm phán đang có nguy cơ tiến gần đến bế tắc. Sự bế tắc này có thể vượt xa khuôn khổ của một vòng đàm phán đơn giản mà chúng ta có thể khơi thông vào năm sau.

Nó có nguy cơ trở thành một sự đổ vỡ cay đắng và nguyên do có lẽ là sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước phát triển và đang phát triển. Thế giới bây giờ không thể chấp nhận một kết quả tai hại như vậy.

Do vậy, tôi hy vọng rằng, khi các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại New York và Pittsburgh về vấn đề đang bên bờ vực thẳm này, chúng ta sẽ cùng nhau thống nhất rằng chúng ta phải đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các vòng đàm phán.

Đây không phải là lúc chơi bài poker. Bây giờ là lúc đưa ra các đề xuất vượt lên trên giới hạn của những hạn chế về mặt chính trị. Đó chính là những gì mà châu Âu đã làm và sẽ tiếp tục làm.

100 tỉ euro xử lý biến đổi khí hậu

Một phần của câu trả lời nằm trong việc tìm ra cốt lõi của thỏa thuận tiềm năng có thể mang đến cho chúng ta kết quả thành công, và đây tôi cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp ở New York có thể tạo ra một sự khác biệt thực sự.

Phần thứ nhất của thỏa thuận là các nước phát triển phải làm rõ kế hoạch của mình về giảm phát thải trong trung hạn và thể hiện vai trò lãnh đạo cần thiết, đặc biệt là tương ứng với những trách nhiệm của chúng ta về phát thải trong quá khứ.

Nếu chúng ta muốn giảm tối thiểu là 80% vào năm 2050 thì các nước phát triển phải nỗ lực để đạt được một tỷ lệ giảm chung là 25-40% vào năm 2020. EU sẵn sàng tăng mục tiêu từ 20% lên 30% nếu các bên khác có những nỗ lực tương tự. Thứ hai là, các nước phát triển cần phải ngay bây giờ dứt khoát thừa nhận sẽ phải đóng vai trò đáng kể trong việc tài trợ cho các hành động giảm thiểu của các quốc gia đang phát triển.

Theo dự tính của chúng tôi, đến năm 2020, mỗi năm các nước đang phát triển sẽ cần thêm một khoản là 100 tỉ euro (150 tỉ USD) để đương đầu với biến đổi khí hậu. Một phần trong số đó sẽ do chính các nước đang phát triển có tiến bộ về kinh tế lo liệu. Phần lớn nhất sẽ đến từ thị trường carbon nếu chúng ta có can đảm để đặt ra một kế hoạch toàn cầu tham vọng.

Mô tả ảnh.
Biến đổi khí hậu buộc các quốc gia phải hành động. Ảnh: dfg.ca.gov

Song một phần sẽ phải đến trong các dòng tài chính công từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, có lẽ từ 22 tỷ euro đến 50 tỷ euro (30 – 70 tỷ đô la) mỗi năm vào năm 2020. Tùy thuộc vào kết quả các cuộc thảo luận về chia sẻ gánh nặng quốc tế, phần của EU có thể dao động từ 10% đến 30%, nghĩa là có thể lên tới 15 tỷ euro (22 tỷ đô la) một năm.

Dự thảo có nguy cơ thành thư tuyệt mệnh

Nói cách khác, chúng tôi sẽ phải sẵn sàng đóng góp đáng kể về trung hạn, cũng như xem xét “tài trợ khởi động” ngắn hạn cho các nước đang phát triển vào năm tiếp theo. Tôi rất mong được thảo luận điều này với các nhà lãnh đạo EU khi chúng tôi gặp nhau vào cuối tháng 10.

Vì thế chúng ta cần thể hiện sẵn sàng thảo luận về tài chính trong tuần này. Đổi lại, các nước đang phát triển, ít nhất là các nước kinh tế tiên tiến trong số này, phải rõ ràng hơn về những việc họ sẵn sàng làm để giảm phát thải carbon như một phần của thỏa thuận quốc tế.

Còn không đầy 80 ngày nữa là đến Hội nghị Copenhagen. Cho đến hội nghị Bonn tháng trước, dự thảo văn bản đã dài khoảng 250 trang: một bữa tiệc phong phú các khả năng lựa chọn, một rừng các dấu ngoặc vuông. Nếu chúng ta không giải quyết điều này, nó có nguy cơ trở thành lá thư tuyệt mệnh dài nhất và có tính toàn cầu nhất trong lịch sử.

Tuần này tại New York và Pittsburg hứa hẹn sẽ là một tuần then chốt, bởi sẽ cho thấy các nhà lãnh đạo toàn cầu sẵn sàng đầu tư vào các cuộc thương lượng này đến mức nào, dù chỉ là nhằm cố gắng đạt được kết quả thành công. Sự lựa chọn thật đơn giản: không có tiền, không có thỏa thuận. Nhưng không có hành động thì không có tiền.

  • X.Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,