221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1237111
Chưa bỏ án tử hình để răn đe tội phạm nguy hiểm
1
Article
null
Chưa bỏ án tử hình để răn đe tội phạm nguy hiểm
,

 - Để đấu tranh với tình hình tội phạm ngày càng phức tạp, án tử hình vẫn đang được coi là một biện pháp tích cực để răn đe các tội phạm nguy hiểm ở Việt Nam. Đây sẽ là một trong những nội dung trả lời kiến nghị của Việt Nam đối với các nước tại phiên họp xem xét thông qua Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam chiều nay (24/9), tại Geneva, Thụy Sỹ.

Tại phiên họp này, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ họp để xem xét thông qua Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam.

Hồi tháng 5 vừa qua, Việt Nam đã tiến hành Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam (UPR) tại phiên họp thứ 5 của Nhóm làm việc về Cơ chế Kiểm điểm định kỳ (UPR) của Hội đồng Nhân quyền. Nhóm làm việc đã thông qua Báo cáo.

Sau khi nghe báo cáo của Việt Nam, các nước đã đưa ra 123 khuyến nghị đối với việc thực hiện quyền con người. Trong "Phụ lục: Trả lời các khuyến nghị", Chính phủ Việt Nam hoan nghênh sự quan tâm của các nước, tổ chức quốc tế và những ý kiến bình luận, khuyến nghị mang tính xây dựng của các nước thành viên LHQ.

"Việt Nam đã chấp nhận phần lớn các khuyến nghị đó. Đối với các khuyến nghị này, Chính phủ Việt Nam sẽ nghiêm túc nghiên cứu và xem xét thực hiện với khả năng tốt nhất cho phép", bản Phụ lục nêu rõ.

Ân xá tội phi bạo lực

Trong bản Phụ lục, Việt Nam đã trả lời khuyến nghị về việc giảm thời gian án tù cho các tội phi bạo lực. Chính phủ cho hay pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể và rõ ràng về từng loại tội phạm. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Mức án tù tương ứng với từng loại. 

Thực hiện chính sách khoan hồng và nhân đạo, hàng năm, Nhà nước Việt Nam đều xem xét giảm án và đặc xá cho hàng chục nghìn phạm nhân.  

Đồng thời, thực hiện chính sách khoan hồng và nhân đạo, hàng năm, Nhà nước Việt Nam đều xem xét giảm án và đặc xá cho hàng chục nghìn phạm nhân đã có thành tích cải tạo tốt, đáp ứng các điều kiện nêu trong Luật Đặc xá 2008. Việc giảm án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt (một lần hoặc nhiều lần) cho những người bị kết án phạt tù, dù phạm tội bạo lực hay phi bạo lực cũng được quy định cụ thể tại điều 58, 59 của Bộ Luật Hình sự.

Chỉ tính riêng dịp Tết Nguyên đán năm nay, đã có hơn 15.000 phạm nhân được trả tự do, trong đó có 36 người có quốc tịch nước ngoài và 6 người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Chưa xóa bỏ án tử hình

Về kiến nghị xóa bỏ, không thực hiện, công khai số liệu án tử hình và tham gia Nghị định thư thứ 2 của Công ước ICCPR, Chính phủ Việt Nam cho hay luật pháp quốc tế và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị không có quy định yêu cầu các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình.

"Việc áp dụng hay xóa bỏ án tử hình là phụ thuộc vào tình hình thực tế tại từng quốc gia. Hiện nay, để đấu tranh với tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và nguy hiểm, án tử hình vẫn đang được coi là một biện pháp tích cực để răn đe các tội phạm nguy hiểm. Vì vậy, trước mắt Việt Nam chưa có kế hoạch xoá bỏ hoặc đình chỉ áp dụng án tử hình", Phụ lục nêu rõ.

Tuy nhiên, Chính phủ khẳng định khi hoàn cảnh và điều kiện cụ thể cho phép việc xóa bỏ án tử hình, Việt Nam sẽ xem xét nghiên cứu, tham gia Nghị định thư thứ 2 của Công ước ICCPR. Trên tinh thần nhân đạo và phù hợp với luật pháp quốc tế, Việt Nam chủ trương chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Không có mô hình duy nhất

Khuyến nghị không được Việt Nam ủng hộ là việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập theo quy định của Nguyên tắc Paris. Việt Nam nêu rõ: "Luật pháp quốc tế về quyền con người coi trọng các cơ chế, biện pháp đảm bảo quyền con người nhưng không áp đặt một mô hình duy nhất trong lĩnh vực này"

Ảnh: XL
Phóng viên Việt Nam tác nghiệp. Ảnh: XL

Trên thế giới, hiện có trên 60 quốc gia đã thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia, song ở mỗi nước, cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Cũng như đối với các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá khác nhau, hiện nay chưa thể nói đến một mô hình đảm bảo duy nhất nào.

Về vấn đề báo chí tư nhân, trả lời của Phụ lục cho hay "báo chí Việt Nam là diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ bảo vệ lợi ích của xã hội và các quyền tự do của nhân dân; là lực lượng quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước".

Mọi người dân có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy, báo chí là kênh phản biện xã hội, phát huy hiệu quả tích cực, đặc biệt là trong phòng chống tham nhũng, trở thành lĩnh vực hoạt động tương đối độc lập với Nhà nước.

Luật Báo chí hiện hành quy định các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp được phép ra báo và sở hữu báo chí. Trên thực tế, Nhà nước đã cho phép nhiều doanh nghiệp sở hữu các phương tiện truyền thông, báo chí và truyền hình hoặc tham gia vào nhiều công đoạn trong quy trình hoạt động báo chí. Các tập đoàn kinh tế như Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT), FPT, Tập đoàn Dầu khí, Truyền hình cáp Việt Nam (VTC)… đã sở hữu báo in, báo điện tử và đài truyền hình...

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));