221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1238293
Xuất khẩu lao động sẽ chịu sự giám sát của Quốc hội?
1
Article
null
Xuất khẩu lao động sẽ chịu sự giám sát của Quốc hội?
,

 - Với mục tiêu hướng đến có 1 triệu lao động Việt Nam thường xuyên ở nước ngoài, việc giám sát thực hiện pháp luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vào năm 2010 là cần thiết. Đây là ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội QH Trương Thị Mai tại phiên họp Ủy ban Thường vụ QH sáng 30/9 về chương trình giám sát của QH. 

"Đây là vấn đề con người"

Bà Trương Thị Mai nêu thực trạng chính sách đưa lao động ra nước ngoài đã được thực hiện từ hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa có giám sát của QH.

Những thị trường thu nhập thấp thường "có vấn đề" và được báo chí phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc giám sát, theo bà Mai, càng cần thiết hơn khi Việt Nam đang hướng đến mục tiêu có 1 triệu lao động thường xuyên không chỉ ở 40 nước và vùng lãnh thổ như hiện nay.

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng gợi ý có thể giám sát chung chuyên đề này với nội dung lao động người nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng: "Chỉ nên giám sát độc lập nội dung thực hiện pháp luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng|.

Mô tả ảnh.
Việc thực thi pháp luật về xuất khẩu lao động còn tồn tại nhiều vấn đề. Ảnh: Vũ Điệp

Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Đình Đàn cũng nói: "Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực thi pháp luật về xuất khẩu lao động còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc cần được giám sát, kiểm tra".

Cụ thể như việc tuyển chọn lao động, dạy nghề, bồi dưỡng ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động còn quá bất cập, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cạnh tranh không lành mạnh, tiêu cực, tranh giành hợp đồng gây thiệt hại chung và đặc biệt đối với người lao động, quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài chưa được quan tâm...

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình đề xuất giám sát việc thực hiện Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Song đề xuất này bị Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên bác, vì ông Kiên cho rằng "vấn đề lao động nước ngoài không liên quan gì tới vấn đề xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, nên không thể ghép chung".

Khó giám sát gói kích cầu

Hầu hết các ủy viên Ủy ban Thường vụ QH đều bác việc giám sát thực hiện gói kích cầu của Chính phủ. Lý do vì Chính phủ triển khai gói kích cầu mà không thông qua QH nên khó có căn cứ để thực hiện giám sát. Hơn nữa, việc thực hiện gói kích cầu đến nay chưa thể có con số tổng kết đầy đủ.

Nhiều nội dung, vấn đề "cũ" tiếp tục được Thường vụ QH đề xuất giám sát do "bức xúc" của nhân dân như việc quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai, chất lượng giáo dục và đào tạo, công tác cải cách hành chính, chương trình 135... Trong từng vấn đề này, nhiều ý kiến yêu cầu giám sát ở những khía cạnh, nội dung hẹp hơn như việc quy hoạch sân golf, đất công bỏ hoang hóa, lãng phí.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng thời gian qua, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tập trung vào các nội dung giám sát liên quan đến vấn đề kinh tế "hơi nhiều" như đất đai, quy hoạch. Ông Kiên đề xuất giám sát chuyển sang các nội dung về các vấn đề xã hội.

Về giám sát tối cao, Phó Chủ tịch Quốc hội gợi ý hai nội dung: việc thực hiện pháp luật trong thành lập, đầu tư và chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, sau đại học và việc thực hiện quy định pháp luật về thủ tục hành chính trong quan hệ giữa Nhà nước với người dân, doanh nghiệp.

Ngoài xuất khẩu lao động, ông Kiên đề xuất Thường vụ QH tiến hành giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư, phân cấp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chương trình giám sát chính thức của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội năm 2010 sẽ được đưa ra kỳ họp Quốc hội tới quyết định.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,