221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1241947
"Cần gói hỗ trợ tái cấu trúc nền kinh tế"
1
Article
null
TS Trần Du Lịch:
'Cần gói hỗ trợ tái cấu trúc nền kinh tế'
,

- Quan điểm của tôi là cần có một gói giải pháp hỗ trợ tái cấu trúc nền kinh tế chứ không phải là gói kích cầu thứ hai - ĐBQH Trần Du Lịch nói. 

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Trần Du Lịch cho rằng không thể kéo dài gói hỗ trợ lãi suất 4% vì sứ mệnh giải quyết thanh khoản nhất thời của nó đã hoàn thành.

Theo ông Lịch, khoảng 20% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ tự nó đã tạo thành một sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Hơn nữa, việc bù lãi suất này làm cho doanh nghiệp lo giữ USD và cứ vay tiền đồng để hưởng lãi suất thấp, tạo nên sự khan hiếm USD giả tạo.

Hơn nữa, khó có thể kiểm soát vòng xoay của đồng tiền này, chính sách có thể đi trật hướng. Mặt khác, nếu tiếp tục, chúng ta sẽ đi ngược lại xu hướng điều hành lãi suất theo thị trường, tín hiệu thị trường sẽ bị méo mó đi.

Hỗ trợ trung hạn cho doanh nghiệp

- Bộ Tài chính đề xuất nên dừng việc miễn giảm thuế 4%, quan điểm của ông về vấn đề này?

Mô tả ảnh.

TS Trần Du Lịch: Phải tính tới một kế hoạch tái cấu trúc bao gồm những chính sách hỗ trợ trung hạn cho các doanh nghiệp. Ảnh: CN

Theo tôi, cần có một gói giải pháp hỗ trợ tái cấu trúc nền kinh tế chứ không phải là gói kích cầu thứ hai.

Thật sự các nhóm giải pháp Chính phủ lâu nay vận dụng là kích cả tiêu dùng lẫn đầu tư, tức là vừa kích cầu vừa kích cung.

Phải gọi nó là gói giải pháp kích thích kinh tế chứ không phải kích cầu, trong đó có hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất chứ đâu phải chỉ riêng kích cầu không.

- Nhận định của ông về mục tiêu tăng trưởng 6,5%?

Tôi cho rằng, hiện nay đáy của tăng trưởng đã chạm và sẽ không có đáy thứ hai.

Ngoài ra, nguy cơ bất ổn hệ thống tài chính, tiền tệ đã qua và đã ổn định hơn.

Tôi cũng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP tăng 6,5% trong năm 2010 do Chính phủ đề ra là hoàn toàn nằm trong khả năng.

Tuy nhiên khó khăn sắp tới sẽ khác, cả thế giới chuyển sang giai đoạn hậu khủng hoảng, tạo ra một cuộc chạy đua để tái cấu trúc lại cạnh tranh trong điều kiện mới, chưa kể chúng ta vẫn có nguy cơ tái lạm phát cao cần phải phòng ngừa.

- Đề án "Đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn đến năm 2020" đã được Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch - Đầu tư soạn thảo nhưng kỳ này vẫn chưa được đưa ra thảo luận, theo ông đề án này nên đi theo hướng nào?

Bây giờ chúng ta phải tính tới một kế hoạch tái cấu trúc, trong đó bao gồm những chính sách hỗ trợ trung hạn cho các doanh nghiệp có điều kiện trong một số ngành trọng điểm.

Việc làm này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm điều kiện tái cấu trúc, đổi mới công nghệ để tiếp tục ra sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu và nâng tính cạnh tranh của chúng ta lên.

Chúng ta phải đưa ra các giải pháp để làm sao định hướng đầu tư và tái cấu trúc lại các lĩnh vực như mô hình tăng trưởng, các ngành, sản phẩm, tái cấu túc doanh nghiệp, tái cấu trúc cả thị trường, đặc biệt là đầu tư.

Tập đoàn: Phải tách bạch hai mục đích

- Liên quan đến việc đổi mới hoạt động các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua, ý kiến ông thế nào?

Tôi cho rằng trước khi bàn vấn đề này chúng ta phải hiểu là hiện nay cơ bản tất cả các doanh nghiệp vốn Nhà nước chủ sở hữu nhưng Nhà nước không lấy lợi tức trừ đóng thuế như mọi thành phần khác.

Vì vậy, việc các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước phải lo đầu tư kể cả những nhiệm vụ xã hội là điều đương nhiên.

Tôi cũng đồng tình với Ủy ban tài chính - Ngân sách là nếu như bây giờ Chính phủ chứng minh được rằng phải đưa tiền cho tập đoàn nào, tổng công ty nào thì Quốc hội mới đưa vào kinh phí phân bổ ngân sách chứ chúng ta không thể cứ nói chung chung như lâu nay được.

Qua thông tin vừa rồi thì tôi cho rằng nên rà soát lại ở chỗ các tập đoàn, tổng công ty vì Nhà nước đã sinh nó ra không phải để đi kinh doanh lấy tiền về mình.

Nếu làm cái gì ngoài nhiệm vụ chính của nó thì phải không được mâu thuẫn và không ảnh hưởng đến nguồn vốn làm cái chính. Còn ông nào đi ra khỏi lề đó, tôi đề nghị cần có một cái khung quy định liên quan đến đầu tư.

Tôi cũng được biết, Luật kinh doanh vốn nhà nước cũng đang nằm trong chương trình xem xét của Quốc hội, năm tới mới xem xét, vì vậy trước khi có luật, phải làm cái khung này.

- Hiện tại, chúng ta cũng đã có Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) rồi, thưa ông?

Vấn đề là mình phải tổ chức lại nó, chúng ta lập Tổng công ty đó ra làm gì? Rõ ràng hiện nay là không phải kinh doanh lấy lời, Chính phủ có thu đồng lợi tức nào đâu.

Vì vậy, vấn đề ở đây là Nhà nước phải tách biệt ra. Nhà nước muốn gì? Nhà nước muốn kinh doanh sinh lời hay Nhà nước muốn thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội? Phải tách bạch hai mục đích đó một cách rõ ràng.

  • Cao Nhật

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,