Đại biểu HĐND cùng người dân tỉnh Ninh Thuận yêu cầu chủ đầu tư - Tập đoàn Điện lực VN (EVN) - lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
”Cơ cấu điện năng cần có những giải pháp hỗn hợp mà điện hạt nhân là một trong những giải pháp hợp lý nhất”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Ông Hải yêu cầu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân vùng dự án, đồng thời khẳng định xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận, trong tương lai, tăng thu ngân sách và nâng cao đời sống của nhân dân.
Ảnh: Chinhphu.vn |
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung thu hút các nhà đầu tư phát triển kinh tế du lịch biển từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại địa phương phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Bởi thực tế cho thấy, khi có thông tin về xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, các dự án mà tỉnh kêu gọi đầu tư đã có phần chững lại, nhất là các dự án du lịch biển.
Nhiều hộ dân vùng dự án đề nghị chủ đầu tư dự án lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất để tiến hành xây dựng nhà máy. Đồng thời cần có chính sách phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu tái định cư để đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Để nhà máy điện hạt nhân được khởi công xây dựng vào năm 2014, trước mắt, chủ đầu tư (EVN) phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhất là tuyến đường giao thông ven biển, đầu tư mới và nâng cấp các công trình hồ, đập để tích trữ bổ sung lượng nước thiếu hụt của sông Dinh đang phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân... do phải trích một lượng nước cung cấp cho nhà máy điện hạt nhân.
Việt Nam sẽ thể chế hóa 200 tiêu chí quốc tế Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 nằm ven biển tại xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, diện tích 540 ha. Nhà máy Ninh Thuận 2 nằm ven biển tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, diện tích 550 ha. Tại mỗi địa điểm, giai đoạn 1 gồm 2 tổ máy công suất 1.000 MW, có thể phát triển lên 4 tổ máy trong tương lai. Thời gian xây dựng 6-7 năm/tổ máy. Dự kiến tổ máy đầu tiên sẽ vận hành thương mại sau năm 2020. Theo kế hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2030, sẽ có 7 nhà máy được xây dựng tại Ninh Thuận và miền Trung (chưa xác định địa điểm) và bắt đầu vận hành từ năm 2020. Tổng công suất của 7 dự án này từ 15.000 đến 16.000 MW. Chủ trương lựa chọn công nghệ, thiết kế tiên tiến trên thế giới đảm bảo rằng xác suất rủi ro cứ 1 triệu lò phản ứng, mới có 1 lò có nguy cơ bị sự cố. Theo Bộ Công Thương, các tiêu chuẩn an toàn của nhà máy được quan tâm đặc biệt. Hiện Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đưa ra khoảng 200 tiêu chí và VN sẽ thể chế hóa đầy đủ các tiêu chí này. Đến nay đã có những công nghệ bảo vệ chiều sâu, cụ thể là: ngăn ngừa sự xuất hiện của các sự kiện bất thường, ngăn chặn sự phát triển các sự kiện bất thường thành sự cố, hạn chế hậu quả của sự cố hạt nhân, loại trừ hậu quả của sự cố hạt nhân đối với môi trường. Các công nghệ mới, đặc biệt là lò thế hệ II, III+ mà Việt Nam dự kiến áp dụng có hệ số an toàn thụ động rất cao. |