221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1242254
Đại biểu Quốc hội muốn Thủ tướng báo cáo vụ PCI
1
Article
null
Đại biểu Quốc hội muốn Thủ tướng báo cáo vụ PCI
,

 - Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga, cử tri rất đỗi băn khoăn vì trong vụ án PCI, tòa đã xét xử với các tội danh khác hẳn với những nghi vấn ban đầu là đưa và nhận hối lộ.

Vì sao chậm trễ?

Mô tả ảnh.
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga. Ảnh: LN

Trao đổi với VietNamNet, Tổng Thanh tra Chính phủ, ĐBQH tỉnh Bến Tre Trần Văn Truyền cho rằng, vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ vừa rồi chỉ xem xét trách nhiệm cá nhân, có biểu hiện vụ lợi cá nhân nên có thể xem đó là tham nhũng cũng đúng nhưng trên thực tế chỉ là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tài sản trái phép, thu lợi.

Tài liệu liên quan đến vụ việc hiện đã dịch xong nhưng các cơ quan đang tiếp tục nghiên cứu, phân tích các yếu tố có liên quan.

"Vụ việc này rất phức tạp. Phía Nhật xác định là có đưa tiền hối lộ nhưng đưa ai, có đến tay người nhận không thì căn cứ cũng chưa rõ vì tài liệu này là một phía. Họ lấy lời khai từ cán bộ hoặc cá nhân của họ mà nguyên tắc trong hình sự của ta là trọng chứng cứ chứ không trọng cung. Nếu chỉ nghe lời khai hoặc lấy cung của một người nói ra thì đó chỉ là một căn cứ tham khảo", ông Truyền cho hay.

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga khẳng định, điều mà đại biểu và cử tri quan tâm nhất là làm rõ thực hư và khởi tố về tội đưa và nhận hối lộ. Đoàn công tác phía Việt Nam đã được cử sang Nhật Bản để làm rõ về các tội danh này.

"Vụ việc này được chất vấn lên Thủ tướng năm ngoái. Vậy lần này Thủ tướng, với tư cách Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương  phải báo cáo với Quốc hội tại sao lại để chậm trễ đến một năm nay rồi. Phía Nhật có cung cấp đủ hồ sơ không? Dịch tài liệu gặp phải những vướng mắc gì?", bà Nga nói.

Báo cáo mà Chính phủ gửi riêng đại biểu về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng tiếp tục khẳng định nhiều thành tích, tiến bộ, nhưng theo bà Nga, một vấn đề nổi lên là chất lượng của công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn hạn chế và tình trạng vi phạm thời hạn điều tra còn nhiều. Không riêng vụ PCI mà nhiều vụ án khởi tố từ năm 2006, 2007 cho đến nay vẫn chưa kết thúc được.

Trong khi đó, bà Nga nói, nhiều vụ án tham nhũng kết thúc bằng hình phạt án treo. "Nếu bị cáo được hưởng án treo đúng pháp luật thì không  sao. Nhưng với những vụ án trọng điểm đề nghị tòa án tối cao xem lại xem như vậy có đúng pháp luật không? Phải có trả lời cho dư luận, tránh băn khoăn", bà Nga khẳng định.

Đánh giá lại ban chỉ đạo cấp tỉnh

Một số đại biểu Quốc hội cũng đặt vấn đề xem lại hiệu quả của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh.

Theo ông Lê Văn Cuông (Thanh Hóa), cơ quan này hiện nay mới chỉ có thành tích duy nhất là... họp.

"Hiệu quả của ban chỉ đạo cấp tỉnh không cao, hoạt động lúng túng. Có ban chỉ đạo không biết mình phải làm gì. Ngược lại, có ban lại can thiệp quá sâu vào công việc của các cơ quan tố tụng", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.

Theo bà Nga, cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng này phải độc lập với các cơ quan tổ chức, cá nhân có khả năng tham nhũng nhưng hiện nay, cơ quan này quản lý số cơ sở vật chất rất lớn, chủ tịch UBND lại làm trưởng ban...

"Chúng tôi đề nghị đánh giá lại xem có nên tiếp tục tồn tại ban chỉ đạo cấp tỉnh này không", bà Nga nói.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong báo cáo giám sát về đấu tranh phòng chống tham nhũng đã khẳng định, tham nhũng vẫn xảy ra ở nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tính chất, hành vi, thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp với nhiều phương thức thực hiện, che giấu hành vi phạm tội.

Bà Lê Thị Nga: Tôi có ý kiến hỏi Thanh tra Chính phủ là tại sao luật có từ năm 2005, sau 4 năm thực hiện mà năm nào cũng bảo là "đạt được kết quả bước đầu" mà không thấy có bước thứ hai?. Sau đó Thanh tra Chính phủ đã sửa lại là có kết quả tích cực, nhưng tích cực lại định tính quá, cần phải định lượng cụ thể hơn.

  • Lê Nhung

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,