221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1239755
Không phải ai cũng được xử lý báo chí
1
Article
null
Không phải ai cũng được xử lý báo chí
,

"Theo pháp luật chuyên ngành về báo chí, không có chuyện ai cũng xử lý được, đã có quy định rõ ràng thẩm quyền ai được xử lý cái gì".

"Theo pháp luật chuyên ngành về báo chí, không có chuyện ai cũng xử lý được, đã có quy định rõ ràng thẩm quyền ai được xử lý cái gì", Phó trưởng Phòng thanh tra báo chí, xuất bản - Bộ Thông tin & Truyền thông trao đổi về dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản vừa được đưa ra lấy ý kiến.

Dẫn nguồn tin để bảo vệ nhà báo

Về thẩm quyền xử phạt, dự thảo nghị định quy định từ thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông, thanh tra chuyên ngành khác, rồi UBND các cấp, công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí - xuất bản. Phải chăng hầu như cơ quan nào cũng có thẩm quyền nêu trên?

- Tôi khẳng định cách hiểu ai cũng có thể phạt báo chí là chưa chính xác. Bộ Thông tin - truyền thông là cơ quan trung ương được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, còn ở địa phương chỉ có UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho sở thông tin - truyền thông.

Mô tả ảnh.
Phóng viên tác nghiệp ở phiên họp Quốc hội. Ảnh: Lê Nhung

Đơn cử với những cơ quan báo chí hoạt động tại một địa phương nhất định, nếu đó là cơ quan báo chí trung ương hoặc cơ quan báo chí của địa phương khác hoạt động tại địa phương đó, bản thân sở thông tin - truyền thông sở tại không được xử lý mà phải có sự ủy quyền của Bộ Thông tin - truyền thông, nghĩa là rất chặt chẽ chứ không phải ai cũng được xử lý.

Theo pháp luật chuyên ngành về báo chí, không có chuyện ai cũng xử lý được, đã có quy định rõ ràng thẩm quyền ai được xử lý cái gì. Không thể nào cảnh sát giao thông lại đi xử phạt báo chí.

Dự thảo quy định không viện dẫn nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí bị phạt từ 1-3 triệu đồng?

- Thật ra vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Luật Báo chí cũng như quy chế xác định nguồn tin trên báo chí. Khi chúng tôi đưa quy định này vào thì còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng sâu xa chính là để bảo vệ các nhà báo. Theo tinh thần của quy định, không bắt buộc anh phải nói rõ nguồn tin, mà anh có thể đưa là “theo nguồn tin riêng của báo”, và chịu trách nhiệm về nguồn tin đó.

Thưa ông, việc tiếp tục hoạt động báo chí sau khi bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép, thu hồi thẻ nhà báo được dự thảo nghị định coi là hành vi vi phạm. Nhưng theo quy định pháp luật hiện nay, công dân vẫn có quyền hoạt động báo chí như viết báo và các cơ quan báo chí có quyền đăng phát tác phẩm của người không có thẻ nhà báo?

- Chúng tôi sẽ chỉnh sửa quy định này cho chính xác hơn. Theo tôi, người bị rút thẻ vẫn được tham gia các hoạt động báo chí nếu hoạt động đó không đòi hỏi có thẻ nhà báo.

Xúc phạm danh dự nhà báo sẽ bị phạt nặng

Có ý kiến cho rằng dự thảo quy định xử phạt các trường hợp đăng tin, bài không khách quan, gây ảnh hưởng xấu là đúng, nhưng thẩm định thế nào là “không khách quan, gây ảnh hưởng xấu” thì không dễ?

- Quy định như vậy để phòng ngừa cũng như xử lý cơ quan báo chí đưa tin không khách quan, gây ảnh hưởng xấu. Ở đây cũng phải hiểu báo chí - xuất bản là lĩnh vực văn hóa, tư tưởng không phải lúc nào cũng có thể định lượng được một cách chi tiết. Việc “thông tin không khách quan” còn bị chi phối bởi nhiều quy phạm khác, như đạo đức nghề báo, trách nhiệm công dân... chứ không riêng dự thảo nghị định này.

Có vẻ ranh giới ở đây rất mờ nhạt, khó xác định thế nào là khách quan hoặc không khách quan, ví dụ đoàn giám sát của Quốc hội xác định có tình trạng tham nhũng, lãng phí ở một tập đoàn kinh tế nhà nước, báo chí đưa tin khách quan theo kết quả giám sát, nhưng tập đoàn đó lại cho rằng đưa tin như vậy “gây ảnh hưởng xấu” cho họ?

- Trong những trường hợp cụ thể phải căn cứ vào quy định pháp luật. Nếu cần thiết, để xác định thông tin khách quan hay không, sẽ thành lập hội đồng để đánh giá, xác định một cách khách quan.

Vì sao dự thảo nghị định không quy định xử phạt những trường hợp không cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật, hoặc không thực hiện đúng quy chế người phát ngôn?

- Chúng ta đã có Luật Báo chí, Luật Cán bộ, công chức... Trường hợp vi phạm các quy định trong những đạo luật này cũng sẽ bị xử lý. Ví dụ anh được giao nhiệm vụ là người phát ngôn mà không cung cấp thông tin cho báo chí thì anh sẽ bị xử lý theo Luật cán bộ, công chức.

Vậy còn các trường hợp xúc phạm danh dự nhà báo, cản trở tác nghiệp báo chí, hủy hoại phương tiện hành nghề của phóng viên, theo dự thảo, chỉ bị xử phạt 3-5 triệu đồng. Như vậy là quá thấp?

- Cá nhân tôi cũng thấy quy định như vậy hơi thấp. Chúng tôi sẽ xem xét, điều chỉnh, nâng mức phạt lên để phù hợp với mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như để bảo vệ nhà báo.

Theo Tuổi Trẻ

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,