221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1242831
"Vụ PCI không phải là cá biệt"
1
Article
null
Phó Tổng TTCP:
'Vụ PCI không phải là cá biệt'
,

 - Trao đổi với báo giới ngày 26/10 liên quan tới phòng, chống tham nhũng có yếu tố nước ngoài, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ kiêm Cục trưởng Cục chống tham nhũng Trần Đức Lượng cho hay: Vụ PCI không là cá biệt. Qua theo dõi của chúng tôi, còn có biểu hiện tham nhũng ở một số dự án mà các nước khác có thông báo cho VN: Đức, Úc, Mỹ.  

Cuộc trao đổi diễn ra bên lề Hội thảo về thực thi Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Công ước của LHQ về chống tham nhũng.

"Lòng tham phát triển khi có điều kiện"  

Mô tả ảnh.
Ông Trần Đức Lượng. Ảnh: XL

Tại Hội thảo, ông nhắc tới một số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng liên quan đến nước ngoài. Ngoài vụ PCI được chỉ đạo điều tra, xét xử, ý kiến của ông về những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được nhắc đến đó?

Trong điều kiện hội nhập, nhất là khi có đầu tư từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, việc diễn ra hành vi móc nối giữa công dân nước ngoài và công dân Việt Nam mà có thể là cán bộ, công chức, người có nhiệm vụ quyền hạn, có chức, có quyền cũng là điều dễ hiểu, bình thường.

Có diễn ra móc nối hành vi tiêu cực bởi xét cho cùng tham nhũng xuất phát từ lòng tham của con người. Lòng tham khi có điều kiện thì phát triển. Vụ PCI không là cá biệt. Qua theo dõi của chúng tôi, còn có biểu hiện ở một số dự án khác mà các nước khác có thông báo cho mình.

Đó là các vụ do phía Úc, Đức nêu, thưa ông?

Đây là trên báo chí. Phía Mỹ cũng thông báo cho mình. Thủ  tướng đã giao trách nhiệm cho cơ quan ở trung ương làm đầu mối để tiếp nhận thông tin để xem xét, xử lý từ phía mình theo đúng quy định. Công ước của LHQ về phòng, chống tham nhũng là cơ sở pháp lý để Việt Nam hợp tác với quốc tế.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải có hiệp định hợp tác song phương với các nước. Trong kế hoạch thực thi Công ước, Thanh tra Chính phủ có đề cập việc thúc đẩy nghiên cứu đàm phán, ký kết các hiệp định hợp tác song phương về phòng chống tham nhũng với các nước.

 

"Nếu trên thực tế có vụ việc đưa và nhận tham nhũng, PCI cần đưa ra xét xử theo pháp luật.

Vốn ODA của Nhật dựa trên tiền đóng thuế của người dân. Vì vậy các họat động ODA có xảy ra tham nhũng là không thể chấp nhận được.

Các tài liệu chứng cứ iên quan đến vụ việc đã đươc chuyển sang VN, và hy vọng phía VN sẽ xét xử theo pháp luật".

Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba

Theo ông, cùng với việc đàm phán, ký kết các hiệp định hợp tác song phương với các nước, cần có những biện pháp nào khác để phòng chống tham nhũng có yếu tố liên quan đến nước ngoài?

Có nhiều giải pháp. Nhưng trước hết phải kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư vào Việt Nam. Vừa rồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cùng phía Nhật Bản xây dựng các biện pháp  giám sát các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật. Nhật Bản cũng khuyến nghị không chỉ riêng với vốn ODA của họ, với ODA các nước khác cũng nên có cơ chế giám sát như vậy.

Ngoài ra, phải hoạch định chính sách trong việc quản lý các dự án đầu tư, nhất là đầu tư từ vốn ngân sách, vốn có viện trợ của nước ngoài. Thủ tướng có chỉ đạo rồi. Mình không chủ quan, nhưng trong công tác phòng chống tham nhũng phải chú ý đặc điểm của Việt Nam.

Tôi nghĩ ở Việt Nam khó xảy ra tham nhũng lớn kiểu như làm thay đổi cả một tiến trình, thể chế nhưng nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, đặc biệt ở đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của dân thì phải rất chú ý.

Chủ tịch tỉnh "bó tay" nếu chủ tịch huyện chậm kê khai

Thời gian qua, các cơ quan, chính quyền địa phương thực hiện việc công khai kê khai tài sản?

Năm 2009, Thanh tra Chính phủ tiến hành đôn đốc ở 5 bộ và ở 31 tỉnh, thành phố về thực hiện kê khai tài sản. Qua đó thấy không phải chỗ nào cũng làm tốt.

Tôi có đến làm việc tại một tỉnh, ông chủ tịch tỉnh rất bức xúc về ông chủ tịch huyện. Tức là đôn đốc nhiều lần nhưng ông ấy không nộp bản kê khai. Ông chủ tịch tỉnh hỏi tôi có chế tài nào xử lý ông chủ tịch huyện không. Quả thực, luật pháp chưa có quy định, mà chỉ có quy định xử lý ông kê khai không trung thực, còn xử lý ông làm chậm, hoặc cố tình chây ỳ thì chưa có.

Chính vì vậy, vừa rồi chúng tôi kiến nghị với  sửa đổi bổ sung thông tư 2442 về kê khai tài sản, bổ sung chế tài xử lý người cố tình chậm hoặc không kê khai. Dự thảo đã được gửi đến 4 cơ quan có trách nhiệm tham gia ý kiến trước khi thông qua.

Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung thông tư này, có đề nghị các đối tượng kê khai tài sản phải công khai như các đối tượng dân cử?

Muốn thực hiện như vậy phải sửa luật. Tuy nhiên, việc công khai còn tùy thuộc đặc điểm từng nước. Có nước chỉ công khai bản kê khai tài sản của người đứng đầu. Tại sao công khai được? Bởi vì có cơ chế bảo vệ tài sản của người đó. Chứ ai cũng công khai mà không có cơ chế bảo vệ thì cơ chế công khai có khi tác dụng ngược.

Phải tùy đối tượng, tùy tình hình, tùy đặc điểm, chứ không phải công khai tràn lan là tốt. Mình đã bảo vệ được đâu? Nhiều nước cũng vậy. Mình phải nghiên cứu kinh nghiệm các nước, rồi tùy tình hình đặc điểm của mình mà quy định. Nhưng có quan điểm nhất quán, càng công khai, càng minh bạch, thì càng giảm thiểu tham nhũng.

  • Linh Thư ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,