- Được báo giới "vây" sau khi chất vấn Bộ trưởng Trần Văn Tuấn về nạn chạy chức, chạy quyền chiều qua (18/11), ĐBQH Lê Văn Cuông và Nguyễn Hữu Phước cho hay chưa thỏa mãn với phần trả lời của Bộ trưởng Nội vụ.
ĐBQH Lê Văn Cuông: Bộ đầu hàng bệnh chạy chức, chạy quyền? Ảnh: Cao Nhật Phó Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Cuông: Liên quan đến tình trạng chạy chức, chạy quyền mà Bộ trưởng Nội vụ không đề cập trách nhiệm của mình tí nào. >> ’Khó chấm dứt chạy chức quyền vì người chạy có báo đâu’
Đừng trông mong cán bộ tự giác
Đến lần hỏi thứ ba, tôi thấy Bộ trưởng cũng vẫn bảo cái này khó lắm, chẳng có ai đến nói với ông là chạy chức, chạy quyền cả, nên ông cũng không nắm bắt được.
Đảng đã công nhận một nguy cơ của đất nước là đưa những cán bộ không có đủ phẩm chất năng lực vào cơ quan nhà nước, làm mục ruỗng cơ quan.
Hệ trọng như thế mà lại kêu khó, rồi "bó tay". Như thế là Bộ đầu hàng bệnh chạy chức, chạy quyền?
Khi chất vấn, tôi cho rằng mình không dám dũng cảm nhận thức để làm mà thôi.
Giải pháp Bộ trưởng đưa ra, tôi nghĩ rằng chỉ chữa được bệnh cúm thôi, sao chữa được di căn.
Liều thuốc phải là minh bạch, công khai, dân chủ. Phải có nhiều ứng viên cho một vị trí và phải để cho tập thể chất vấn, đối thoại để làm bật lên kiến thức thực, trình độ thực, chứ không thể để “nén bạc đâm toạc tờ giấy”.
Tôi chưa hài lòng với cả 4 phiên chất vấn vừa qua. Đại biểu có người hỏi dài, hỏi chỉ để biết thông tin chứ không chất vấn nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp và tổ chức thực hiện. Giải trình cũng chỉ để trình bày mà không làm rõ trách nhiệm đề ra giải pháp để khắc phục. Nói chất vấn nhưng chưa đủ trình độ chất vấn mà chỉ là cuộc trao đổi, đối thoại thôi. Có tìm ra trách nhiệm của ai, xử lý thế nào đâu. ĐBQH Lê Văn Cuông |
Đừng trông mong sự tự nguyện, tự giác của cán bộ, vì đó là quyền lực, bổng lộc. Không có thiết chế ràng buộc, giám sát việc họ làm thì đừng mong họ tự giác chấp hành quy định.
Đến chức trưởng thôn, phụ cấp có 100 nghìn mà người ta còn chạy thì nói gì đến chức khác.
Có người nói đầu tư cho chạy chức là đầu tư siêu lợi nhuận, nên người ta sẵn sàng bỏ tiền ra. Sau đó, người ta lại phải tìm cách thu lại, nên mới rút ruột công trình, làm cho người khác cũng phải "chạy" như thế...
Kỳ trước, tôi có chất vấn Bộ trưởng thì Bộ trưởng chất vấn ngược tôi là chỉ cho ô biết đó là ai. Sau đó, tôi có chỉ ra hai người. Bộ trưởng có chuyển văn bản xuống và tôi chuyển lại cho công dân. Làm như vậy, người dân cũng đâm ra chán.
Tôi chưa hài lòng với cả 4 phiên chất vấn vừa qua. Đại biểu có người hỏi dài, hỏi chỉ để biết thông tin chứ không chất vấn nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp và tổ chức thực hiện.
Giải trình cũng chỉ để trình bày mà không làm rõ trách nhiệm đề ra giải pháp để khắc phục. Nói chất vấn nhưng chưa đủ trình độ chất vấn mà chỉ là cuộc trao đổi, đối thoại thôi. Có tìm ra trách nhiệm của ai, xử lý thế nào đâu.
Phó đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Phước:
Bộ trưởng phải đề xuất được quy định ngăn nạn "chạy"
ĐBQH Nguyễn Hữu Phước: Hiện tượng chạy chức ngày một phát triển. Ảnh: TTXVN |
Bộ trưởng chưa trả lời thẳng vào bản chất vấn đề tôi hỏi, câu trả lời lại cũng chưa đi vào thẳng vấn đề.
Việc này là khó nhưng trách nhiệm Bộ trưởng là phải đề xuất kịp thời với Chính phủ có quy định cụ thể để ngăn chặn nạn chạy chức, chạy quyền.
Hiện tượng ngày một phát triển. Vấn đề là từ chủ trương của Đảng, phải thể chế được vào trong quy trình, bổ nhiệm cán bộ.
Tôi cho rằng, cần nhất là công khai, minh bạch, dân chủ.
Suy cho cùng, Nhà nước mạnh hay không do đội ngũ cán bộ chứ không phải chỉ do thủ tục.
Có giảm bao nhiêu thủ tục đi nữa nhưng đội ngũ cán bộ vẫn gây phiền cho dân và doanh nghiệp thì không có hiệu quả gì.
-
Cao Nhật ghi