221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1244299
Đang đàm phán hiệp định tương trợ tư pháp với Úc
1
Article
null
Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng:
Đang đàm phán hiệp định tương trợ tư pháp với Úc
,

 - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng cho hay Việt Nam đang đàm phán với Úc về hiệp định tương trợ tư pháp, nhằm đối phó với tội phạm xuyên quốc gia.

>> Thông tin từ Úc về tiền polymer có tính chất tham khảo

Bên hành lang Quốc hội sáng 3/11, ông Trần Quốc Vượng đã trao đổi với báo giới xung quanh việc báo chí Úc  đăng bài điều tra về nghi án Công ty Securency đã hối lộ hàng triệu USD cho một công ty Việt Nam để có được hợp đồng in tiền polymer.

Tôn trọng chủ quyền tư pháp 

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng. Ảnh: VNN

Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng: Cơ quan tư pháp của các nước phải hỗ trợ nhau. Ảnh: VA

- Chúng ta có tập hợp, lưu giữ thông tin về vụ việc này để theo dõi, chuẩn bị cho bước xử lý sau này không, thưa ông?

Dĩ nhiên là chúng tôi phải tổng hợp thông tin trên các nguồn của báo chí nhưng chỉ là để tham khảo thôi, chưa thể làm gì được.

- Nghĩa là phía các cơ quan pháp luật của chúng ta cũng đã biết những thông tin này?

Có biết. Hôm qua chúng tôi đã đọc được những thông tin đó.

Thông tin từ báo chí được coi như một kênh tố giác tội phạm, các cơ quan chức năng sẽ ứng xử với những thông tin ấy như nào?

- Đây là một nguồn tin xuất phát từ nước ngoài và  thực hiện phạm tội ở nước ngoài, trên lãnh thổ của người ta thì các cơ quan tư pháp của họ phải làm đã.

Khi họ yêu cầu phía Việt Nam có tương trợ tư pháp hoặc chuyển thông tin cho mình thì mình sẽ làm, nếu có dính tới đương sự là một công dân Việt Nam.

Họ đang làm thì phải để họ làm. Chỉ khi họ có yêu cầu thì Việt Nam sẵn sàng phối hợp.

Đây được xem như một nguồn tin tố giác tội phạm chứ không phải căn cứ. Còn căn cứ để khởi tố người ta thì mình phải làm tiếp.

Cơ quan điều tra phải coi đây là manh mối để ít nhất, cập nhật thông tin đó, chuẩn bị làm những việc tiếp theo.

- Nếu cơ quan điều tra Úc chưa tiến hành điều tra thì phía Việt Nam có chủ động đề nghị họ tiến hành hay là có một biện pháp gì đó với cơ quan tư pháp nước ngoài để chủ động về việc điều tra vụ việc này, bởi chống tham nhũng là ưu tiên hiện nay?

Rõ ràng là phải ưu tiên nhưng cũng phải tính đến việc chủ quyền tư pháp của mỗi nước, mình không thể lấn sang chủ quyền của người ta và ngược lại. Tư pháp mỗi nước có những điểm chung nhưng đều có những cái riêng của mình, luật hình sự cũng riêng, tố tụng cũng riêng. Có thể nước này coi vấn đề này là tội phạm nhưng với nước khác lại không. Anh phải tôn trọng chủ quyền đó.

- Còn các biện pháp chủ động đấu tranh để tự phát hiện tội phạm trong nước thì sao, thưa ông?

Như vụ CPI chẳng hạn, ta phải tiến hành các hoạt động phối hợp với bạn hoặc trong nước mình mà phát hiện tội phạm của những người có liên quan thì phải xử lý.

Vừa rồi chúng ta xử lý ông Huỳnh Ngọc Sỹ và ông Lê Quả là về một mảng tội ở trong nước.

Tới đây ta phải làm tiếp mảng mà phía bạn đã chuyển hồ sơ sang. Đến nay, việc dịch hồ sơ đã xong. Các cơ quan đang nghiên cứu để tiến hành.

Phối hợp

- Qua đánh giá ban đầu, hồ sơ chuyển sang có giá trị nhiều không, thưa ông? Với những tài liệu trong nước thì đã có thể tiến triển gì, có thông tin gì?

Tôi chưa được đọc, anh em cũng chưa báo cáo chuyện này nhưng họ đã chuyển hồ sơ sang chắc là có giá trị.

Về mặt pháp lý thế nào thì lại phải tiếp tục nghiên cứu. Nhưng quan điểm của tôi là nếu rõ ràng tội phạm thì phải làm theo trình tự thủ tục luật tố tụng Việt Nam vì tư pháp của mỗi nước có một yêu cầu riêng.

Dĩ nhiên mình không thể dựa vào tài liệu của nước ngoài để xử công dân của mình được nhưng từ tài liệu nước ngoài mà rõ ràng tội phạm thì phải tiến hành điều tra, xác minh, có đủ căn cứ kết luận thì phải xử.

Anh em đang tiến hành ở giai đoạn khởi tố vụ án, nghiên cứu hồ sơ phía Nhật chuyển sang. Việc dịch mới hoàn thành thôi.

- Nếu phía Úc có yêu cầu đối với Việt Nam như Nhật Bản trong vụ PCI thì quan điểm của ta sẽ thế nào?

Nhất định là phải phối hợp với phía bạn, kiên quyết làm và nếu đúng thì phải xử, nhưng là phải đúng, đủ căn cứ kết luận tội theo pháp luật Việt Nam.

- Gần đây có rất nhiều DN nước ngoài vào làm ăn ở Việt Nam và ngược lại. Quan điểm của ông về việc hợp tác tư pháp giữa các nước như thế nào, có lưu ý gì trong những vụ việc thế này?

Giữa Việt Nam và các nước đã có ký hiệp định tương trợ tư pháp.

Chúng ta cũng đã có luật về tương trợ tư pháp mà VKSND tối cao là một trong những đầu mối.

Việt Nam cũng đang đàm phán với Úc về vấn đề này và tới đây sẽ còn mở rộng rất nhiều nữa vì trong hội nhập, công dân các nước giao lưu với nhau là việc tất yếu, công dân nước này phạm tội ở nước kia cũng là một mặt của phát triển.

Do vậy, cơ quan tư pháp của các nước phải hỗ trợ nhau mới làm được, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài như rửa tiền.

  • Ngọc Lê ghi
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,