221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1245349
"Lũ lớn không liên quan đến thủy điện"
1
Article
null
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:
'Lũ lớn không liên quan đến thủy điện'
,

 - Phản bác thông tin cho rằng vừa qua, các nhà máy thủy điện miền Trung đã cùng nhau xả lũ khiến tình hình lũ lụt thêm căng thẳng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định lũ lớn là bất thường, không phụ thuộc vào các nhà máy này. Tuy nhiên, ông thừa nhận hiện còn bất cập trong cơ chế phối hợp liên hồ chứa.

>> Thủy điện xả lũ: Đề xuất lập ủy ban điều tra

Trả lời báo chí giờ giải lao phiên họp Quốc hội sáng nay (9/11), Phó Thủ tướng trước hết nhắc đến việc phải đầu tư vào thiết bị dự báo thời tiết, dự báo biến đổi khí hậu, mạng lưới quan trắc.

Thiệt hại ở những nơi ta không tính đến

Chính ở các khu vực chúng ta hay tính đến nhất như ngoài biển thì mấy cơn bão vừa rồi, số người thiệt mạng rất ít. Trên đất liền, những nơi chúng ta lo lắng sụt lở, ngập nước thì đều sơ tán được dân trước. Ví dụ bão số 9 đã sơ tán được mấy trăm ngàn dân.

Mô tả ảnh.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Làm nhà máy thủy điện nào cũng có quy hoạch. Ảnh: VA

Chính những nơi chúng ta không tính đến thì thiệt hại lớn. Vì những nơi đó thường rất ổn định, như thị trấn La Hai nằm trên một thế đất rất cao và dốc, không bao giờ ngập nhưng cơn bão số 11 vừa rồi, nhà dân ngập 6m. Điều này thể hiện sự bất thường mà mình không lường được.

Nhiều ý kiến cho rằng thiệt hại lớn có nguyên nhân là quy hoạch mạng lưới thủy điện chưa tốt?

Lũ lớn như vậy là bất thường, không phụ thuộc vào nhà máy thủy điện. Lũ xảy ra nặng nhất ở 3 huyện Sông Cầu, Đồng Xuân và Tuy An đều ở phía Bắc của Phú Yên, nơi không có nhà máy nào. Thủy điện sông Ba ở phía Nam của Tuy Hòa, xả nước ầm ầm có gây chết ai đâu.

Lũ làm chết 173 người, không liên quan gì đến chuyện thủy điện hết. Đồng chí nào phát biểu do thủy điện thì về trao đổi lại với lãnh đạo tỉnh xem quy trình vận hành như thế nào, xả có đúng không.

Tôi làm việc với Phú Yên, họ đều báo cáo tỉnh làm rất tốt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có đoàn kiểm tra, xác định hồ A Vương xả đúng quy trình, tức là trước khi lũ về, đã đưa về mức nước chống lũ. Khi lũ về, đã dùng hết dung tích chống lũ rồi, mức nước lên nữa mới mở xả.

Nhưng vừa rồi thủy điện chưa cắt được hết lũ, điều đó đúng. Không một nhà máy thủy điện nào lại cắt được hết lũ trên đời này.

Nó chỉ làm đúng chức năng, nhiệm vụ của nó thôi, còn hơn là không có nó.

Xả như thế nào đều có quy trình

Thưa ông, công tác quy hoạch các nhà máy thủy điện đã được làm chặt chẽ chưa?

Làm nhà máy thủy điện nào cũng có quy hoạch, cấp trung ương và cấp địa phương. Tất cả các dự án thủy điện đều phải được địa phương và cấp bộ phê duyệt, tùy tầm cỡ. Phải tính được bao nhiêu nước thì vẫn đảm bảo được sinh hoạt cho hạ lưu, đảm bảo được môi trường, rồi diện tích rừng, bao nhiêu thì phải xin ý kiến Chính phủ.

Liệu các công trình thủy điện có chủ động xả trước khi có bão?

Việc xả như thế nào đều có quy trình. Mỗi khi đến mùa bão đều phải vận hành theo đúng nguyên tắc.

Chúng ta đã phân cấp quản lý, ví dụ hồ Hòa Bình thuộc Trung ương thì khi chuyển sang chế độ chống lũ, đích thân Ban phòng chống lụt bão TƯ chỉ đạo, hết mùa bão rồi thì hồ tự vận hành. Còn các hồ khác, địa phương cũng điều hành tốt.

Nếu miền Trung không có thủy điện thì lấy nước đâu mà dùng?

70% lưu vực nằm ở nước ngoài, không có các hồ này, chúng ta không có nước dùng cho nông nghiệp.

Bây giờ chính sách của chúng ta là phải tiếp tục xây dựng các hồ chứa nước. Sau bão lại đến hạn hán, đầu năm mưa lớn thì cuối năm thường sẽ thiếu nước. Không làm hồ thủy điện thì vẫn phải đi xây dựng các hồ.

Bây giờ toàn bộ vùng Ninh Thuận thiếu nước, Thanh Hóa thiếu nước, các tỉnh miền Trung không có tỉnh nào dồi dào nước cả.

Điều bất cập cần điều chỉnh - mà chúng ta đã nhận thấy và đang tiến hành - là sự phối hợp liên hồ chứa, liên lưu vực.

Nhưng bất cập này cũng không phải là lý do gây thiệt hại vừa qua.

Bất cập ở đây chính là vấn đề liên hồ chứa, liên lưu vực (một lưu vực nhiều dòng sông chảy xuống) thì phải phối hợp như thế nào, chúng ta đang làm.

Không phải là chúng ta không nhận ra vấn đề, nhưng vấn đề đó chỉ phù hợp khi số lượng hồ chứa lên lớn thì bắt đầu mình làm. Quy trình hồ chứa chỉ được phê duyệt và thông qua khi địa phương đó thông qua, và họ đều biết những mức báo động cả.

Vậy có những kinh nghiệm gì phải rút ra sau đợt lũ vừa qua, thưa ông?

Như tôi đã nói, phải nâng cấp hệ thống quan trắc và hệ thống dự báo. Hệ thống quan trắc không những quan trắc trong nước mà cả hệ thống quan trắc nước ngoài, bởi lưu vực của mình nằm ở nước ngoài nhiều.

  • Vân Anh ghi

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,