221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1243995
Sau vụ Vedan, sẽ "siết" hoạt động khen thưởng
1
Article
null
Sau vụ Vedan, sẽ 'siết' hoạt động khen thưởng
,

 - Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn cho hay cần ban hành một quy chế theo hướng các ngành, khi công nhận thi đua, phải được cơ quan nhà nước cho phép.

>> Vedan được vinh danh: Đùa dai!

Vụ "scandal" Vedan được trao thưởng "Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng" tuy đã kết thúc khi công ty này trả lại giải thưởng cho Ban tổ chức, nhưng từ góc độ cơ quan quản lý về thi đua khen thưởng, Bộ trưởng Nội vụ cho rằng phải làm chặt chẽ để khen thưởng có tác dụng thực sự.

Không phải nộp tiền nhiều mới được thưởng

Mô tả ảnh.

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn: Có những đồng chí lãnh đạo bận nhưng nhiệt tình với phong trào nên cố gắng đi dự các lễ trao thưởng... Ảnh: VA

Giải thưởng là hoạt động xã hội hóa, nhưng một số tổ chức đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan quản lý nhà nước để trục lợi, quan điểm của Bộ trưởng?

Tôi cho rằng, đơn vị cũng muốn có giải thưởng để tăng uy tín nhưng quan trọng là đơn vị duyệt cấp phải làm chặt chẽ thì công tác khen thưởng mới đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước. Khen thưởng đúng địa chỉ, đúng đối tượng mới có tác dụng động viên thi đua.

Thực ra, các cơ quan xét tặng giải thưởng có động cơ tốt, nếu động viên được những đơn vị có thành tích thì góp phần thúc đẩy phát triển, nhưng bên cạnh đó, có những việc làm chưa đúng là lựa chọn đơn vị được giải chưa chính xác, phải rút kinh nghiệm.

Thưa ông, vừa rồi có một số cơ quan nhà nước, thậm chí một số quan chức, tham gia vào những giải thưởng như vậy. Vậy trong thời gian tới chúng ta có chế tài như thế nào đối với những trường hợp này?

Thực tế, tôi biết có vị lãnh đạo đi dự khi bên tổ chức nhiệt tình mời. Các anh ấy nghĩ trách nhiệm của cấp cao, quyết định chính nên các anh ấy đi dự. Bây giờ chúng ta xây dựng quy chế thì cái chính vẫn là cấp có thẩm quyền duyệt, cần có quy định cụ thể đối tượng nào được khen, hình thức khen thế nào. Quy định được xây dựng càng chặt chẽ thì càng có tác dụng tốt cho công tác thi đua.

Từ vụ Vedan, có thể thấy việc trao giải thưởng trở thành một hoạt động kinh doanh có lợi nhuận. Vậy khi xây dựng quy chế, chúng ta có quy định nào để hạn chế việc đóng góp của doanh nghiệp, tránh các hoạt động trục lợi như vừa qua?

Cơ quan làm công tác khen thưởng phải có bộ máy, có tổ chức xem xét một cách khách quan, công tâm là chính. Quy định về đóng góp tiền tới đây trong quy chế sẽ được nghiên cứu trên nguyên tắc không quy định đơn vị được khen thưởng phải đóng góp nhiều, bởi như vậy là không đúng.

Thực ra từ khi trình bổ sung Luật Thi đua khen thưởng, ban soạn thảo cũng đã đề cập vấn đề này, nhưng vì Quốc hội chưa đưa vào chương trình bổ sung nên bây giờ chúng tôi trình với Chính phủ là cần có một quy chế để giải quyết vấn đề này theo hướng các cấp, các ngành khi công nhận thi đua thì phải được cơ quan nhà nước cho phép.

"Không biết rõ đơn vị, tôi không dự lễ trao thưởng"

Tiến trình soạn thảo quy chế đến đâu rồi và khi nào thì chúng ta có thể ban hành được? Trong quá trình soạn thảo, có tính đến chuyện loạn giải thưởng như trong thời gian vừa qua và có đặt ra mục tiêu chấn chỉnh tình trạng này?

Lộ trình này không thể nhanh được, ít nhất phải mất nửa năm, nhưng chúng tôi sẽ có ý kiến với các cấp cố gắng tập trung với tinh thần cao nhất. Thực tế từ việc công nhận, trao danh hiệu có lúc chưa thực sự phát huy được tác dụng tích cực về thi đua, cho nên việc đặt ra quy chế là để việc công nhận và trao thưởng có tác dụng tốt. Xuất phát từ yêu cầu như vậy, trong văn bản soạn thảo tới đây cũng phải nghiên cứu để quản lý tốt công tác thi đua, động viên được những đơn vị làm tốt.

Thưa ông, trong những chế tài sắp tới thì có chế tài nào đủ sức răn đe để không lặp lại những hiện tượng tiêu cực?

Khi xây dựng quy chế, dứt khoát có những quy định không được làm. Chúng tôi cũng sẽ có hướng để báo cáo với các cấp có thẩm quyền, các vị lãnh đạo cao cấp sẽ dự những cuộc nào và cuộc nào không có ý kiến của các cơ quan chức năng thì không mời, các vị lãnh đạo cũng không tới dự. Còn những quy định mang tính răn đe như thế nào, cụ thể trong quá trình xây dựng có điều kiện sẽ nói rõ hơn với báo chí. 

Thưa ông, hiện đơn vị nào quản lý, giám sát việc tổ chức giải thưởng?

Quản lý về mặt Nhà nước thì có Ban Thi đua nhưng đúng là những quy định cụ thể về những đơn vị, hội tổ chức giải thưởng thì chưa có quy định rõ.

Ông có nắm được số lượng giải thưởng hiện nay không?

Thực tế tôi không nắm được hết.

Thưa Bộ trưởng, ông có hay nhận được lời mời tới dự các buổi lễ trao thưởng không?

Tôi nghĩ có những đồng chí lãnh đạo bận nhưng nhiệt tình với phong trào nên cố gắng đi, khi đã chọn đi dự cuộc nào cũng là thận trọng rồi nhưng Vedan cũng là vụ việc để các đồng chí sẽ thận trọng hơn.

Cá nhân tôi không nhận lời đến những buổi trao thưởng mà tôi chưa biết rõ về các đơn vị cũng như thành tích của đơn vị đó.

  • Vân Anh ghi

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,