221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1223052
Sạt nghiệp khi bị "tàu lạ" bắt
1
Article
null
Sạt nghiệp khi bị 'tàu lạ' bắt
,

 - Hầu như năm nào ngư dân Lý Sơn cũng có tàu bị phía Trung Quốc bắt giữ. Với ngư dân, như thế coi như sạt nghiệp.

Chủ tàu thành con nợ

Theo UBND huyện đảo Lý Sơn, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, Lý Sơn có 6 tàu cá bị tàu Ngư Chính bắt giữ. Tổng mức phạt mà họ đưa ra lên đến trên 1 tỷ đồng. 

Anh Bùi Thông, thôn An Hải, một trong những chủ tàu từng bị Trung Quốc bắt giữ tâm sự: “Cả đời làm nghề tích góp được chiếc tàu nhưng không may bị Trung Quốc bắt xem như trắng tay”.

Tờ phạt (toàn chữ Trung Quốc) mà phía Trung Quốc bắt ép ngư dân Việt Nam ký vào. Ảnh: Trà Giang



Anh Thông kể, một lần tàu của anh với 16 lao động đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thì bị Trung Quốc bắt giữ. Gia đình phải chạy vạy khắp nơi đủ 80.000 nhân dân tệ (trên 150 triệu đồng) để chuộc. Sau chuyến đó, cuộc sống của anh trở nên túng quẫn bởi bao nhiêu tài sản, kể cả chiếc tàu, đều đem bán để lo trả nợ. 

Mới đây nhất, vào đầu 2/2009, 3 tàu đánh cá của các ngư dân Lê Vinh, Đặng Thu và Trần Tùng với 42 lao động cũng bị Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa.

Phía Trung Quốc đưa ra mức phạt 190.000 nhân dân tệ (tương đương 487 triệu đồng) cho ba tàu.

Tàu của anh Lê Vinh được thả về trước nhưng những người khác bị giữ lại làm con tin để đợi tiền chuộc rồi mới được thả về. 

Chị Dương Thị Hường, vợ anh Lê Khởi, một chủ tàu bị Trung Quốc bắt giữ ấm ức kể: “Ở vùng biển, đàn ông là trụ cột. Mọi chi tiêu sinh hoạt đến việc học hành của con cái trong gia đình đều phụ thuộc vào chuyến biển của người chồng. Vì vậy, tàu và ngư dân nào không may bị Trung Quốc bắt thì không những trắng tay mà trở thành “con nợ”.

Theo chị Hường, chi phí cho mỗi chuyến ra khơi lên đến cả trăm triệu đồng. Nếu lỡ bị bắt, tài sản trên tàu không những bị thu, mà còn phải lo chạy vạy tiền để nộp phạt.

Tàu thuyền của ngư dân Lý Sơn. Ảnh: Trà Giang

Từ khi tàu của chồng chị bị phía Trung Quốc bắt giữ đến nay, số nợ của gia đình chị đã lên gần 300 triệu đồng, kể cả gốc lẫn lãi. “Không biết đến bao giờ mới trả được nợ”, chị Hường nói.

Bán nhà chuộc chồng

Bà Phạm Thị Lâm (thôn 4, Tam Hải - Núi Thành, Quảng Nam) nhớ lại mình đã rụng rời chân tay khi nhìn tờ giấy viết toàn bằng chữ lạ hoắc mà người ta nói với bà rằng nó đến từ Hải Nam, nơi đang cầm giữ mạng sống của chồng bà (ông Bùi Công Tiễn, chủ tàu 1431, bị bắt tháng 6/2003).   

 

Mô tả ảnh.

Chị Nguyễn Thị Hoa rơi vào tình cảnh mất nhà sau khi phải nộp 160 triệu đồng để chuộc chồng. Ảnh: K.Minh

Tìm người biết tiếng Hoa để đọc giấy nợ thật khó. Bà Lâm tìm đỏ mắt mới gặp được anh Trương Công Phước công tác tại Bộ đội Biên phòng Quảng Nam. Cầm tờ giấy đòi tiền chuộc, anh Phước cũng chỉ hiểu đại khái nên phải điện thoại theo số chỉ dẫn trên tờ giấy đòi tiền chuộc để hỏi lại.

 

Anh Phước phải điện cả chục cuộc điện thoại trong bảy, tám ngày liên tục như vậy để hiểu hết điều bên kia cần. Cứ mỗi cuộc điện, “khổ chủ” (chị Lâm và anh Quốc) mất 200.000 đồng cước phí. Riêng tiền điện thoại, đã tốn cả triệu bạc.

 

Đến khi đi nộp tiền càng khổ hơn, lên Tam Kỳ (Quảng Nam) đi khắp các ngân hàng nhưng không nơi nào chịu nhận chuyển. Cũng may Ngân hàng Nhà nước tỉnh chấp nhận sau khi làm tờ trình xin phép Ngân hàng Trung ương.

 

Bà Lâm hồi nào đến giờ có chuyển tiền đâu mà biết thủ tục? Bà mang 2 bọc tiền lên giao cho thủ quỹ ngân hàng, cô thủ quỹ đẩy trả lại bảo ngồi lựa mệnh giá nào theo mệnh giá đó. Đổ ra 130 triệu đồng, tiền 1000 đồng có, 2000, 5000 đồng có, bà ngồi lựa cả đống tiền mà chứa chan nước mắt.

 

Chị Nguyễn Thị Hoa ở khối 4, thị trấn Núi Thành (Núi Thành) còn “đoạn trường” hơn. Chồng chị, anh Lương Văn Sơn, chủ tàu 90316, bị tàu lạ bắt tháng 3/2007 và đòi chuộc 160 triệu đồng.

 

Chị Hoa nhờ người mách ra Đà Nẵng tìm được thầy giáo Phạm Xuân phiên dịch ra một bản tiếng Việt và công chứng giúp. Khi biết số tiền phải nộp quá lớn, chị còn hoang mang hơn: trong tay không có đồng bạc, nợ ngân hàng đầm đìa. Cũng may có người thông cảm chịu mua ngôi nhà gia đình chị đang ở.

 

Đến khi nhà ở cũng không còn, con cái đi ở thuê, chị xách bọc tiền trên tay đến ngân hàng trả tiền chuộc chồng.  

  • Khải  Minh - Trà Giang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,