221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1259992
Bỏ HĐND có thể dẫn đến "chạy" ngân sách, lạm chi
1
Article
null
Bỏ HĐND có thể dẫn đến 'chạy' ngân sách, lạm chi
,

- Bỏ HĐND quận, huyện, phường - không còn cơ chế giám sát - có thể khiến xảy ra “chạy” ngân sách, lạm chi hoặc chi tùy tiện. Đây là cảnh báo được nhóm chuyên gia Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 2 trình bày tại Hội thảo sơ kết thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường ở TP.HCM, ngày 25/1.

Theo nhóm chuyên gia, việc không tổ chức HĐND quận (huyện), phường đã rút ngắn được thời gian thực hiện nhiều vụ việc; trình tự, thủ tục hành chính trong hệ thống chính quyền cũng nhanh, gọn hơn.

Điển hình cho sự nhanh gọn này là việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.

Nhiều chuyên gia cho rằng không còn HĐND quận, huyện, phường, về lâu dài, cần tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Ảnh: Đoàn Quý

Trước đây, muốn đưa kế hoạch phát triển kinh tế vào thực tiễn, theo Luật Tổ chức HĐND và UBND, UBND phải lập và trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với HĐND cùng cấp, chờ thông qua rồi mới trình lên UBND cấp trên phê duyệt.

Nay, việc phê duyệt kế hoạch chỉ còn một bước từ UBND cấp dưới lên UBND cấp trên là có thể tiến hành thực hiện ngay.

“Hiệu quả quản lý nhà nước vẫn đảm bảo mà lượng văn bản, thủ tục lại được cắt giảm khá nhiều, phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính của Nhà nước ta. Ngoài ra, còn tạo điều kiện để người dân phát huy tính chủ động trong thực hiện quyền lực của chính mình”, các chuyên gia đánh giá.

Cũng theo nhóm chuyên gia, không có HĐND quận, huyện, phường, UBND các cấp có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin từ nhân dân, nhất là thông tin về những vấn đề nhân dân bức xúc.

Ngoài ra, cũng gia tăng áp lực công việc cho cán bộ, công chức tại UBND trong khi chế độ chính sách đãi ngộ còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến đời sống và hiệu quả cũng như động lực cống hiến của cán bộ, công chức.

Bất cập rõ nét nhất của việc không có HĐND ở quận, huyện, phường - theo ý kiến của nhóm chuyên gia - chính là không còn cơ chế giám sát của HĐND cùng cấp như trước.

Khi đó, đơn cử như việc lập, quyết định, phân bổ, giao và quyết toán ngân sách, do không có cơ chế giám sát nên khả năng “chạy” ngân sách, lạm chi hoặc chi ngân sách tùy tiện có thể xảy ra.

Một “khoảng trống” nữa của việc thiếu HĐND quận, huyện, phường là ai sẽ có quyền chỉ định việc triệu tập và chủ tọa kỳ họp HĐND xã - thị trấn (chưa bị xóa bỏ) khi Thường trực HĐND huyện (bộ phận có nhiệm vụ thực thi quyền này) đã không còn.

Khi tiến hành thực hiện thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường, Luật chưa tính đến vấn đề này nên chưa có các quy định cụ thể để thay thế.

“Khảo sát ở một số quận, huyện, phường cho thấy hiện tại, người dân vẫn thường tìm tới các đại biểu HĐND huyện, quận, phường trước đây để bày tỏ thắc mắc, đưa kiến nghị. Điều này chứng minh một thực tế là vai trò của HĐND, của đại biểu HĐND vẫn còn ảnh hưởng lớn trong nhân dân”, nhóm chuyên gia khẳng định.

Từ đó, nhóm chuyên gia đề xuất HĐND TP tăng cường tổ chức nhiều hơn, tốt hơn các buổi tiếp xúc cử tri và tiếp dân để tiếp nhận thông tin và xử lý những kiến nghị của cử tri trên địa bàn huyện, quận, phường.

  • Đoàn Quý
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,