- Hội nghị thế giới lần thứ 4 vận động bãi bỏ án tử hình vừa diễn ra tại Geneva (Thụy Sỹ).
Trong số 1.700 đại biểu đến từ khắp các châu lục, có đại diện của Việt Nam, đến từ Bộ Tư pháp, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Bộ Công an, Văn phòng Trung ương Đảng...
Trong tuyên bố bế mạc, các nhà tổ chức hội nghị - Hiệp hội Cùng nhau bãi bỏ án tử hình - kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng nỗ lực vì mục tiêu thúc đẩy việc bãi bỏ hoàn toàn án tử hình trên phạm vi toàn thế giới, bởi "án tử hình không thể được coi là câu trả lời thích hợp cho bạo lực cũng như những căng thẳng trong xã hội".
Diễu hành vận động bỏ án tử hình trong khuôn khổ Hội nghị tại Geneva. Ảnh: HA |
Một thành viên trong đoàn Việt Nam cho hay, sự có mặt của đoàn "thể hiện tinh thần chia sẻ của Nhà nước Việt Nam" với hội nghị này.
Như vậy, số tội danh quy định khung hình phạt cao nhất ở Việt Nam đã giảm từ 29 xuống 21. Các tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, tham ô tài sản và nhận hối lộ... vẫn nằm trong khung án tử hình.
Có 2 hình thức được dự thảo đưa ra là xử bắn hoặc tiêm thuốc độc.
Thẩm tra dự luật này, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị chỉ nên quy định một hình thức thi hành hình phạt tử hình là tiêm thuốc độc.
Đa số thành viên của Ủy ban nhất trí với dự thảo luật quy định cho phép người phải thi hành hình phạt tử hình được hiến xác, mô, bộ phận cơ thể, bởi cho rằng đây là vấn đề mang tính nhân đạo và thể hiện giá trị nhân văn trong pháp luật thi hành án hình sự của Nhà nước.
Tháng 5/2009, Việt Nam đã tiến hành Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam (UPR) trước Hội đồng Nhân quyền LHQ. Trong số các khuyến nghị mà các nước đưa ra, có việc xóa bỏ, không thực hiện, công khai số liệu án tử hình. Trong "Phụ lục: Trả lời các khuyến nghị", Chính phủ Việt Nam cho hay: "Việc áp dụng hay xóa bỏ án tử hình là phụ thuộc vào tình hình thực tế tại từng quốc gia. Hiện nay, để đấu tranh với tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và nguy hiểm, án tử hình vẫn đang được coi là một biện pháp tích cực để răn đe các tội phạm nguy hiểm. Vì vậy, trước mắt Việt Nam chưa có kế hoạch xóa bỏ hoặc đình chỉ áp dụng án tử hình". Tuy nhiên, Chính phủ khẳng định khi hoàn cảnh và điều kiện cụ thể cho phép việc xóa bỏ án tử hình, Việt Nam sẽ xem xét nghiên cứu, tham gia Nghị định thư thứ 2 của Công ước ICCPR. Trên tinh thần nhân đạo và phù hợp với luật pháp quốc tế, Việt Nam chủ trương chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. |
-
Hiền Anh