221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1267278
Campuchia thông qua đạo luật chống tham nhũng
0
Article
null
Campuchia thông qua đạo luật chống tham nhũng
,

Quốc hội Campuchia vừa thông qua đạo luật chống tham nhũng được chờ đợi từ rất lâu, dù cho các nghị sĩ đảng đối lập tẩy chay cuộc bỏ phiếu vì cho rằng đạo luật sẽ "phản tác dụng".

Quốc hội Campuchia vừa thông qua đạo luật chống tham nhũng sau 15 năm chờ đợi. Trong ảnh, thủ tướng Hun Sen (phải) (Anh: AP)
Quốc hội Campuchia vừa thông qua đạo luật chống tham nhũng sau 15 năm chờ đợi. Trong ảnh, thủ tướng Hun Sen (phải). Ảnh: AP
Sau 2 ngày tranh luận, Hạ viện Campuchia đã thông qua đạo luật với 82 số phiếu ủng hộ của tất cả các nghị sĩ có mặt sau 15 năm đề xuất được đưa ra.

16 thành viên của đảng đối lập Sam Rainsy tham gia cuộc tranh luận hôm thứ 5 (11/3) đã rời khỏi phòng trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu và nói rằng các điều khoản của đạo luật sẽ chỉ làm tăng thêm tham nhũng vì nó không mang tính độc lập.

Campuchia vẫn được "liệt" vào danh sách của các tổ chức độc lập như tổ chức Minh bạch quốc tế là một trong những quốc gia tham nhũng nhất châu Á (xếp hạng thứ 158 trong danh sách 180 quốc gia của tổ chức này).

Nước này phụ thuộc nặng nề vào viện trợ nước ngoài, và thường nhận nhiều sự chỉ trích - dù không phải là áp lực mạnh - từ các nước cấp viện trợ khi họ thấy không hài lòng với tình trạng của nước này.

Năm ngoái, đại sứ Mỹ tại Phnom Penh ước tính, tham nhũng đã làm "biến mất" tới 500 triệu USD mỗi năm, số tiền lẽ ra được sử dụng để đầu tư phát triển. Tuy nhiên chính phủ nước này phủ nhận thông tin trên. Năm 2004, một nghiên cứu chuẩn bị cho Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ nói rằng Campuchia mất khoảng 300-500 USD mỗi năm vì nhiều dạng tham nhũng.

Đạo luật chống tham nhũng của Campuchia sẽ cho phép chính phủ thành lập hai cơ quan chống tham nhũng là Hội đồng quốc gia chống tham nhũng (NCA) và Cơ quan quốc gia chống tham nhũng (NAA) để giám sát các cuộc điều tra. NCA lại được trao quyền giám sát hoạt động của NAA.

Đại đa số thành viên của hai cơ quan này sẽ do chính phủ chỉ định và số còn lại sẽ do Quốc vương tiến cử. Tuy nhiên, các nhà phê bình thì phản đối điểm này, vì cả 2 cơ quan này đều do chính phủ kiểm soát.

Nhiệm vụ của NAA là tiến hành điều tra các hành vi hối lộ, trong khi NCA sẽ báo cáo trực tiếp lên thủ tướng Hun Sen.

Theo đạo luật, bất cứ quan chức nào bị phát hiện nhận hối lộ có thể phải lĩnh án tới 15 năm tù giam.

Phó Thủ tướng Sok An phát biểu sau khi đạo luật được thông qua rằng nó sẽ tạo ra một công cụ mới giúp chính phủ Campuchia loại bỏ được tham nhũng.

Nhưng thành viên đảng Sam Rainsy, ông Son Chhay, thì nói, đạo luật 57 điều này không thể đối phó hiệu quả được với tham nhũng vì chúng không tạo ra một cơ quan độc lập, minh bạch để giám sát việc thực thi đạo luật, và kết quả là đạo luật sẽ chỉ nhằm hỗ trợ cho chính phủ của thủ tướng Hun Sen và đảng Nhân dân Campuchia của ông.

Họ cũng phàn nàn rằng thống kê tài sản của các chính trị gia, viên chức nhà nước, thẩm phán và các thành viên lực lượng quân đội, cảnh sát thường đều không được công khai.

Đạo luật sẽ có hiệu lực sau khi được thượng viện thông qua và được Quốc vương Norodom Sihamoni công bố chính thức, tuy nhiên, cả hai thủ tục này cho đến nay vẫn được coi là chỉ mang tính hình thức.

  • Đình Ngân
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,