- Theo tin từ Văn phòng Quốc hội, dự án Luật Thủ đô sẽ được chuyển từ chương trình chuẩn bị sang chương trình chính thức năm 2010 để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7, kéo dài từ 20/5 đến 22/6.
>> Không hiểu Hà Nội thì đừng nói chuyện làm Luật Thủ đô
Nhiều người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo bên Hồ Gươm mỗi sáng. Ảnh: L.Nhung |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có quyết định triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, gửi tới các đoàn ĐBQH.
Dự kiến nội dung và chương trình làm việc của kỳ họp gửi xin ý kiến ĐBQH đã có một số thay đổi so với Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010.
Trong đó, có việc đưa Luật Thủ đô vào dự kiến sẽ thông qua ngay tại một kỳ họp.
Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet chiều nay (19/4), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho hay, trước hết, dự án Luật Thủ đô sẽ được đưa vào chương trình để các đại biểu thảo luận kỹ.
Sau đó, căn cứ vào tình hình thực tế, vào các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội rồi mới quyết định có thể thảo luận rồi thông qua ngay tại một kỳ họp hay không, hoặc phải đợi đến kỳ họp thứ 8 (như thông lệ).
Trước đó, tại phiên họp thứ 28 của UBTVQH (tháng 2/2010), ban soạn thảo dự án luật đã đề nghị Quốc hội xem xét thông qua dự án án Luật Thủ đô tại kỳ họp thứ 7, để kịp với chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tạo "cơ sở pháp lý quan trọng" để xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, hiện đại trong tình hình mới.
Ngày 8/4 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về dự án Luật Thủ đô. Với lý do đây là một dự án luật rất đặc thù mà chất lượng dự thảo còn hạn chế nên Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tư pháp báo cáo Quốc hội cho điều chỉnh việc thông qua dự Luật Thủ đô tại hai kỳ họp.
Lùi thời điểm trình QH Luật Tiếp cận thông tin Kỳ họp thứ 7 dự kiến sẽ bổ sung các nội dung: dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án Luật Đầu tư công. |
-
Lê Nhung