221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1272052
Khủng bố có là vấn đề lớn ở Nga?
1
Article
null
Khủng bố có là vấn đề lớn ở Nga?
,

Sau những vụ tấn công liên tiếp vào hệ thống tàu điện ngầm Moscow, người Nga giờ đây đang lo sợ sẽ diễn ra một làn sóng bạo lực mới.

Tại Nazran, thủ đô cũ nước Cộng hòa Ingushetia ở Caucasus, trên bức tường trụ sở FSB, cơ quan tình báo liên bang Nga có treo một tấm biểu đồ. Tấm biểu đồ đó thoáng nhìn trông giống như một cây gia phả.

Biểu này ghi 50 nhóm Hồi giáo hoạt động bí mật tại Ingushetia. Những nhóm này thuộc một phong trào nổi dậy đòi thành lập một “vương quốc Caucasus” ở khu vực. Lý tưởng của các nhóm là tham vọng về một nhà nước Hồi giáo trải dài từ biển Đen tới biển Caspian - một Waziristan (vùng căn cứ của nhóm hồi giáo nổi dậy ở Pakistan) của Caucasus. 

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đặt hoa tại nhà ga tàu điện Lubyanka ngày 29/3 (Ảnh: dpa)
Tổng thống Dmitry Medvedev đặt hoa tại nhà ga tàu điện Lubyanka ngày 29/3. Ảnh: dpa

“Quy mô” mỗi nhóm từ 2, 3 cho tới khoảng 10 thành viên. Biểu đồ này ghi danh sách tên, tuổi, địa chỉ và số điện thoại cũng như các đặc điểm bên ngoài. Một số chỉ gắn ảnh, thậm chí chỉ là những chiếc ảnh mờ. Các nhánh của biểu đồ này ghi tiếp các người thân và bạn bè. Những chiến binh nào được xác định là đã chết thì bị gạch đi.

Có lúc, các nhân viên tình báo ở Nazran còn thấy rằng, “chủ nghĩa khủng bố giống như một căn bệnh ung thư, và với mỗi kẻ hoạt động bị tiêu diệt, lại có một khối u khác mọc ra thay thế”.

An ninh đã được đảm bảo?

Ngay cả trước khi hai nữ đánh bom cảm tử, được cho là từ Caucasus, làm chết 39 người và làm bị thương hơn 70 người khác tại tàu điện Moscow ngày 29/3, chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố được chính phủ ca ngợi vẫn là điều khiến người ta phải nghi ngờ.

Đã gần một năm kể từ khi điện Kremlin tuyên bố “chiến dịch chống khủng bố” ở Chechnya, cộng hòa giáp biên giới với Ingushetia. Vào tháng 10/2007, tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố, những kẻ khủng bố không còn cơ hội nào, và rằng chỉ có 25 cuộc tán công trong 8 tháng trước đó - bằng 1/10 số vụ tấn công năm 2005.

Nhưng, sau đó, vào năm ngoái, số vụ tấn công đã tăn lên tới gần 800. Theo Bộ Nội vụ Nga và ủy ban phụ trách khu vực Caucasus, khoảng 200 tên nổi dậy bí mật đã bị tiêu diệt và 600 tên bắt giữ trong năm 2009. Và giờ đây, chủ nghĩa khủng bố đã tiến tới trái tim của nước Nga, Moscow, một lần nữa lại đẩy Kremlin vào cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng.

Liệu tất cả các biện pháp an ninh được chính phủ Nga triển khai trong suốt 10 năm qua đã trở nên không có giá trị? Liệu các cơ quan cảnh sát và tình báo có thất bại một lần nữa? Liệu các chính sách Caucasus mới mà Moscow vừa tuyên bố đã thất bại? Và liệu Putin hay Medvedev có bị buộc phải thừa nhận thất bại sau khi đã liên tục hứa rồi lại thất hứa - sẽ mang lại ổn định và an ninh cho 142 triệu dân của đất nước này?

Những quả phụ

Tikhomirov a.k.a. Buryatsky đã dạy ở một nhà thờ và là người đứng đầu một trường shahidin hay martyrs (tử vì đạo). Các quan chức tình báo tin rằng tên này đào tạo khoảng 30 người làm nhiệm vụ đánh bom cảm tử. Bời vì trường này có cả phụ nữ theo học nên các nhà chức trách an ninh đã dõi theo quả phụ của những kẻ nổi dậy bị ám sát. Khoảng 19 trong số 41 kẻ khủng bố bắt giữ hơn 900 người tại một nhà hát ở Moscow năm 2002 là phụ nữ. Malisha Mutayeva là một trong số đó.

Gia đình Mutayeva sống tại ngôi làng Assinovskaya, cách thủ đô Chechnya, Grozny, 300 km về phía tây. Đó là một ngôi nhà nhỏ bằng thạch cao bong ra từng mảng, không phải là ngôi nhà trang trọng đặc trưng của Caucasus.

Đầu cuộc chiến Chechnya vào giữa những năm 1990, gia đình cô vẫn sống ở Bamut, một ngôi làng miền núi và là căn cứ của những kẻ nổi dậy. Các máy bay chiến đấu của Nga đã phá tan ngôi nhà của họ, còn vị hôn phu của Malisha Mutayeva thì sau đó bị hạ gục. Vào thời điểm ấy, cô mới vừa bước sang tuổi 20, nhưng đã quyết định không kết hôn, rồi sau đó gia nhập lực lượng nổi dậy.

Tháng 10/2002, mẹ Mutayeva nhớ lại, con gái bà tạm biệt với bà, nói dối rằng cô đi tìm một công việc ở nước cộng hòa láng giềng. Nhưng không phải vậy, cô tới Moscow và tham gia nhóm khủng bố sau đó đã chiếm rạp hát Dubrovka; 134 con tin và kẻ khủng bố đã bị giết khi các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm và quân đội tấn công tòa nhà.

Tác động chính trị

Khi một cuộc tấn công khủng bố lớn xảy ra, chắc chắn sẽ có những tác động trực tiếp lên bối cảnh chính trị của Nga. Thậm chí trước khi các nạn nhân được chôn cất, các chính trị gia đã bắt đầu sử dụng tấm thảm kịch này để giải quyết vấn đề “ghi điểm” chính trị và phục vụ cho những nỗ lực PR. Điều này một lần nữa cho thấy rằng nước Nga dễ bị bất hòa và xung đột hơn là đoàn kết và trách nhiệm xã hội.

Một số thành viên bảo thủ của Đảng nước Nga thống nhất đã đưa ra những lời cáo buộc rằng các thành viên tự do, ủng hộ hiện đại hóa thuộc phe của Medvedev đang làm “rung chuyển con thuyền chính trị”. Theo những khẳng định này, bạn rất có thể sẽ nghĩ rằng những người chủ trương tự do là “nguồn cảm hứng chính” cho các phụ nữ đánh bom liều chết. Các vụ đánh bom hôm 29/3 đã mang tới cho Đảng nước Nga thống nhất một “lời  bào chữa hoàn hảo” cho những chỉ trích.

Trong bầu không khí chính trị đối lập đó, ai sẽ quan tâm thảo luận xem liệu đó có phải là điều tốt nhất hay không khi cho các đảng phái chính trị không có đại diện trong Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) cơ hội được phát biểu trước Quốc hội một lần mỗi quý, hay chỉ mỗi năm một lần?

Ngoài ra, bình luận của người phát ngôn Duma, Boris Gryzlov, chỉ 5 ngày trước khi xảy ra các cuộc tấn công - rằng việc từ bỏ án tử hình có thể là một ý tưởng tồi tệ - giờ đây lại càng trở nên xác đáng. Các nghị sỹ đang chuẩn bị một dự luật cho phép áp dụng án tử hình đối với những tên khủng bố bị kết án.

Trước đó, lệnh cấm án tử hình mới chỉ được xem xét trong khuôn khổ Nghị định thư 6 của Công ước châu Âu về nhân quyền, nhưng ngày nay người dân - và nhiều nghị sỹ - muốn có sự trừng phạt thích đáng.

Công cuộc cải cách các cơ quan thực thi pháp luật có thể rẽ sang một hướng mới. Trước các vụ đánh bom khủng bố hôm 29/3, toàn bộ mối quan tâm đổ vào vấn đề lạm dụng vũ lực của cảnh sát, như cuộc xả súng tại một siêu thị ở Moscow của cựu thiếu tá Denis Yevsyukov.

Giờ đây, có thể người ta sẽ lại kêu gọi tăng cường một các hệ thống siloviki - nhóm gồm những người thân cận với Thủ tướng Putin, chủ yếu xuất thân từ ngành an ninh và cựu nhân viên KGB - chứ không phải là kiềm chế họ. Đề xuất của Ủy ban điều tra mà đứng đầu là Alexander Bastrykin và những người khác trong việc lấy dấu vân tay bất kỳ ai đến từ vùng Caucasus đang cư trú tại Nga dường đã gây ra sự phẫn nộ khi lần đầu tiên được đưa ra, nhưng hiện giờ lại có vẻ thành hợp lý và xác đáng.

Các nhà chức trách cũng có thể lấy cớ này để dẹp đi những vấn đề mà người dân muốn chính phủ phải xem xét. Tất cả những gì họ muốn nói lúc này là việc tụ tập đông đúc có thể trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công khủng bố khác. Và lý lẽ tương tự như vậy có thể được sử dụng đối với các cuộc tụ tập phản đối giá sinh hoạt tăng cao.

Các nhà chức trách dù rất thông cảm với những phàn nàn của người dân về giá điện, nước và sưởi ấm cao nhưng khi đất nước bị tấn công, vẫn nói rằng bây giờ không phải là lúc tăng gánh nặng cho ngân sách quốc gia bằng việc giữ giá cả dưới mức chi phí thị trường.

Một vấn đề khác là các vụ đánh bom tàu điện ngầm sẽ ảnh hưởng ra sao đến quan hệ giữa Nga với Bắc Caucasus nói chung. Nhiều người dự báo rằng việc bổ nhiệm Alexander Khloponin làm phái viên của Tổng thống tới vùng Federal District mới được thành lập ở Bắc Caucasus sẽ vấp phải sự chống đối quân sự từ những kẻ ly khai trong khu vực.

Nhưng không ai có thể tưởng tượng được rằng điều này lại diễn ra với hình thức một kẻ đánh bom tự sát cho phát nổ quả bom ngay dưới tổng hành dinh của Cục An ninh Liên bang tại Lubyanka ở Moscow.

Chủ nghĩa khủng bố có thể thậm chí còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhiệm kỳ Tổng thống của Medvedev thậm chí còn hơn cả cuộc chiến với Grudia hồi tháng 8/2008. Vấn đề chính là mức độ những sự kiện bi thảm này sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch hiện đại hóa của Medvedev ra sao. Liệu ông sẽ có bị buộc phải theo đuổi một chương trình nghị sự hoàn toàn khác? 

Nếu không có sự đoàn kết và một mức độ của sự tin cậy cao đối với các thể chế chính phủ - mà trên hết là các cơ quan thực thi luật pháp - Nga sẽ không thể thắng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Các nhà chức trách muốn giành được lòng tin đó, họ cần phải gần gũi hơn với nhân dân, học cách lắng nghe và phản hồi những gì người dân quan tâm.

  • Đình Ngân (Theo Moscow Times, spiegel.de)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,