221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1273916
Thanh tra Chính phủ phải độc lập hơn
1
Article
null
Thanh tra Chính phủ phải độc lập hơn
,

- Nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính chủ động và độc lập rõ nét hơn nữa - Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Nguyễn Văn Thuận nói tại phiên họp UBTVQH sáng nay (16/4).

Độc lập tương đối

Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình. Ảnh: VNN
Tổng TTCP Trần Văn Truyền. Ảnh: VNN
Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) thiết kế theo hướng Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa là cơ quan ngang bộ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, vừa là cơ quan giúp Thủ tướng thanh tra những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Pháp luật chỉ ra điểm mâu thuẫn, đó là theo quy định của dự thảo, TTCP lại có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu như một văn phòng tham mưu, giúp việc cho Thủ tướng.

Ông Thuận nói nếu giữ địa vị pháp lý của TTCP là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính chủ động và độc lập rõ nét hơn nữa.

“Chức năng của cơ quan ngang bộ không thể là cơ quan tham mưu”, ông Thuận nói.

Theo Chủ nhiệm UB Pháp luật, những sửa đổi, bổ sung như trong dự thảo chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, chưa tương xứng với vị trí của một cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.

Lý giải băn khoăn của ông Thuận, Tổng TTCP Trần Văn Truyền nói về mặt lý thuyết sẽ không thể độc lập hoàn toàn, mà chỉ mang tính tương đối vì quy định tổ chức là công cụ quản lý Nhà nước sẽ phải thực hiện theo yêu cầu phục vụ quản lý.

Với thực tiễn hoạt động thanh tra gắn với quản lý hành chính nhà nước, Phó Tổng thanh tra kiêm Cục trưởng chống tham nhũng Trần Đức Lượng giải thích thêm: “Sự độc lập chỉ tương đối, trong đó độc lập nằm ở khâu tác nghiệp”.

“Quan điểm chỉ đạo là độc lập trong tác nghiệp. Khi xác định mục tiêu, yêu cầu là do cơ quan quản lý xác định, nhưng khi tiến hành thanh tra thì anh chịu trách nhiệm, độc lập nghiên cứu, thu thập hồ sơ, tài liệu, đưa ra đánh giá, nhận định, độc lập đưa ra kết luận, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, xử lý cán bộ….”, ông Lượng nói.

Tuy nhiên, ông Lượng cho hay cũng có địa phương can thiệp sâu vào công việc của thanh tra làm hạn chế kết quả làm việc. Do đó, việc xác định tổ chức TTCP vẫn phải gắn với quản lý.

Tán thành quan điểm của Chính phủ về tổ chức TTCP nhưng Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền lưu ý cần xem lại chỉ đạo chức năng của cơ quan này khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong cả nước. Theo ông Hiền, cần cân nhắc để tránh chồng chéo, trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo Trung ương, ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng.

"Trùng trùng điệp điệp" thanh tra

Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng hiện chưa có đồng tình cao về địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra và hệ thống cơ quan thanh tra. Bà đặt câu hỏi, việc sửa đổi tổ chức hệ thống bộ máy thanh tra đã được tính toán ra sao, liệu có gây sự tốn kém, làm “phình” bộ máy?

Nhiều ý kiến tại UBTVQH cho rằng chỉ nên tổ chức thanh tra cấp bộ, tổng cục và sở, nhằm giảm sự chồng lấn, phình bộ máy, không nên tổ chức quá nhiều thanh tra cục, chi cục ở địa phương mà như Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình mô tả là "trùng trùng điệp điệp, không hiệu quả".

Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền cũng tán thành việc hạn chế việc thành lập tranh tra cục, chi cục ở địa phương. Tuy nhiên phải có bộ máy thanh tra sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ để biên chế không phình ra.

Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Đình Đàn nói có những chi cục không cần thanh tra, thậm chí lập ra làm rối thêm công việc của chi cục trưởng. Qua thực tế, thanh tra chuyên ngành của mình đang làm chức năng xã hội nhiều hơn.

Thường trực UB Pháp luật cũng đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật Thanh tra hiện hành để tổ chức lại hoạt động thanh tra theo hướng mỗi cơ quan chỉ đảm nhiệm một loại hình thanh tra: hoặc thanh tra hành chính hoặc thanh tra chuyên ngành, chấm dứt sự chồng lấn như hiện nay.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,