221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1278782
Biển Đông: Không ai được lợi nếu dùng sức mạnh quân sự
1
Article
null
Biển Đông: Không ai được lợi nếu dùng sức mạnh quân sự
,

- Tình hình ở Biển Đông ngày càng được chú ý, song giải quyết vấn đề Biển Đông chỉ có thể bằng giải pháp hòa bình, như một yêu cầu khách quan và không nước nào có lợi nếu sử dụng sức mạnh quân sự ở Biển Đông - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao đổi với báo giới bên hành lang Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 4 ngày 11/5 tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói tình hình Biển Đông ngày càng được chú ý nhiều hơn do các hoạt động kinh tế, xã hội được tăng cường. Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông chứa đựng những mặt tích cực và tiêu cực, trong đó mặt tiêu cực bắt đầu từ chính vai trò, vị thế và tiềm năng của Biển Đông ngày càng phát lộ, làm cho một số nước quan tâm.

Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: LAD
Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: LAD

Phản đối việc sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Biển Đông, ông đồng thời nhấn mạnh không nước nào có lợi khi sử dụng sức mạnh quân sự ở đây.

"Giải quyết vấn đề Biển Đông bằng giải pháp hòa bình không phải từ thiện chí mà là từ nhu cầu, yêu cầu khách quan của tất cả các nước. Không một nước nào có lợi khi sử dụng sức mạnh quân sự ở Biển Đông", ông nói.

Đề cập đến diễn đàn liên quan đến Biển Đông trong ASEAN, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay ASEAN đang nỗ lực tích cực đóng góp cho môi trường hòa bình, ổn định khu vực thông qua triển khai thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.

Về những thách thức ASEAN đang phải đối mặt, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam chỉ ra những thách thức đa dạng, trong đó tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống như thiên tai, bão lụt, cướp biển, buôn người, buôn lậu vũ khí. Đây cũng là nội dung các Bộ trưởng, đại diện quốc phòng ASEAN đã tập trung thảo luận sâu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 4 tại Hà Nội.

Hướng tới việc hình thành Cộng đồng chính trị - an ninh vào năm 2015, lãnh đạo quốc phòng các nước ASEAN thống nhất mức độ hợp tác từ thấp đến cao do trình độ phát triển khoa học công nghệ về quốc phòng của ASEAN chưa cao. Một trong những sáng kiến mới, bước đầu được ASEAN hoan nghênh thúc đẩy triển khai, đó là hợp tác công nghiệp quốc phòng do Malaysia đề xuất.

Xung quanh cơ chế mở rộng hợp tác quốc phòng an ninh giữa ASEAN với 8 đối tác, trong đó có nhiều cường quốc lớn, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng trước các thách thức về an ninh, mỗi quốc gia ASEAN không thể tự thân giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia và mang tính chất toàn cầu.

Việc trao đổi nguồn lực với các nước có đối thoại đầy đủ với ASEAN, hay việc các nước lớn ngoài ASEAN muốn trao đổi nguồn lực, kinh nghiệm đối phó các thách thức an ninh trong khu vực cũng thể hiện sự lớn mạnh của ASEAN với tư cách là một cộng đồng.

  • Linh Thư
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,