221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1281700
Đa số ủng hộ tử hình bằng tiêm thuốc độc
1
Photo
null
Đa số ủng hộ tử hình bằng tiêm thuốc độc
,

- Mặc dù dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) quy định sẽ tử hình phạm nhân bằng cách tiêm thuốc độc (thay cho xử bắn), vẫn còn nhiều đại biểu cho rằng cách xử phạt âm thầm như vậy không có tính răn đe. Bài học về hàng loạt án mạng dã man gần đây đã cho thấy điều này.

>> Nóng bỏng nghị trường

Tiêm thuốc độc hay xử bắn

Trong buổi thảo luận sáng nay (24/5) tại Hội trường, ĐBQH vẫn chưa thống nhất chọn cách nào, vì có người muốn xử bắn, có người muốn tiêm thuốc độc, hoặc kết hợp cả hai và để phạm nhân lựa chọn.

Mô tả ảnh.
ĐB Lê Thị Nga: "Tính răn đe không nằm ở cách thi hành án mà ở việc tước đi mạng sống". Ảnh: Lê Anh Dũng
Lý do để các ĐB Nguyễn Văn Luật (Kiên Giang), Trần Thế Vượng (Trưởng ban Dân nguyện), Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) và một số ĐB khác ủng hộ phương án "tiêm thuốc độc" vì đây là hình phạt nhanh nhất, tử thi nguyên vẹn, không cần pháp trường, không ảnh hưởng tâm lý cán bộ thi hành án cũng như thân nhân.

ĐB Tuyết còn so sánh, thế giới hiện có tới 8 cách xử án như ném đá, bơm hơi ngạt. Thời Trung cổ thậm chí có tới 35 cách. Nhưng "chỉ có tiêm thuốc độc là cơ thể tử tù không bị phanh, nguyên vẹn, pháp trường sạch sẽ".

Nhiều ĐB cũng cho rằng đây là cách xử nhân đạo, hợp thông lệ quốc tế. ĐB Đặng Văn Xướng (Long An) bổ sung: "Với những tử tù phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì phải xử bắn công khai".

Tuy nhiên, ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) lại cho rằng xử phạt thế nào cũng phải đảm bảo tính răn đe: "Nhất là gần đây khi mở mạng, mở báo ra là thấy các vụ án, tình hình tội phạm gia tăng nghiêm trọng".

Ông Thường cho rằng, nên tập trung xây trường bắn ở một số trại tạm giam, và có thể chọn cách bắn tự động để giảm áp lực cho cán bộ.

ĐB Nguyễn Hữu Nhơn (Đồng Tháp) lại "hiến" thêm cách khác là ghế điện, và duy trì cả ba hình thức này, cho phép tử tù được chọn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga "tranh luận": "Tính răn đe không nằm ở cách thức thi hành án mà đã nằm ở việc đã tước đi mạng sống".

Nhất là khi việc xử bắn hiện nay đã không còn thông báo cho nhân dân đến xem và thường thi hành trước khi trời sáng.

Trộm tử thi: 90%

Chuyện có hay không cho phép thân nhân được nhận tử thi về an táng hoặc nhận hài cốt về chôn cũng là nội dung gây tranh cãi.

Mô tả ảnh.
ĐB Trần Thế Vượng: "Cho nhận thi hài thể hiện nghĩa tử là nghĩa tận". Ảnh: Lê Anh Dũng
Theo dự thảo luật, thân nhân chỉ được nhận hài cốt sau ba năm (phù hợp với tập quán cải táng của người Việt). Việc cho phép nhận tử thi về chôn dễ gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội, bảo quản tử thi, tổ chức mai táng...

Dẫn ra một số quy định trong Luật Hiến ghép mô tạng, Luật dân sự quy định quyền với thân xác người thân... bà Lê Thị Nga cho rằng không nên cấm thân nhân nhận tử thi về chôn cất.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng, chôn cất tử tù vừa tốn đất lại ảnh hưởng môi trường, mất vệ sinh. Nhiều trường hợp sau khi xử bắn xong, thân nhân cũng tìm mọi cách lấy trộm tử thi (có địa phương tỷ lệ lấy trộm tử thi lên đến 90%), do đó giải quyết cho nhận tử thi cách hợp lý nhất.

Tình trạng cướp mộ, trộm thi hài sẽ gây khó cho người quản lý, chính quyền xã, nhất là trong trường hợp thân nhân có nguyện vọng nhận hài cốt mà hài cốt không còn.

Giám đốc Công an TP Hải Phòng Trần Bá Thiều nói, xảy ra chuyện trộm mộ thì ai phải chịu trách nhiệm với thân nhân, chi bằng cứ để họ được nhận thi hài và yêu cầu mang về phải tổ chức mai táng chôn cất ngay. Có thể chỉ cấm với thủ lĩnh các băng đảng tội phạm nghiêm trọng.

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng nói, điều này hợp với tâm lý phương Đông "nghĩa tử là nghĩa tận". Nên có ngoại lệ với các trường hợp tử tù vi phạm an ninh quốc gia, chính trị.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Theo ĐB Nguyễn Văn Luật (Kiên Giang), tâm lý giám thị và quản giáo các trại là bàn giao thi hài về cho thân nhân. Nhưng sẽ quy định chi tiết điều kiện để được nhận thi hài, có xác nhận của chính quyền địa phương để phòng ngừa trường hợp thân nhân mang xác về tổ chức an táng linh đình hoặc gây rối.

Ban soạn thảo dự án luật sẽ nghiên cứu các ý kiến trên và tiếp thu, chỉnh sửa trước khi QH bấm nút thông qua ngày 17/6.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,