221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1283293
Đánh thuế môi trường không phải để tăng giá xăng
1
Photo
null
Đánh thuế môi trường không phải để tăng giá xăng
,

 - Bên lề phiên họp tổ thảo luận về Luật Thuế bảo vệ môi trường chiều nay (31/5), Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định: Các doanh nghiệp sẽ phải cân đối để giảm chi phí, "không phải trước đây xăng dầu 10.000 đồng giờ thêm 1.000 đồng tiền thuế thì sẽ thành 11.000 đồng".

>> Nghị trường và dấu ấn đại biểu

Đánh thuế để bỏ thói quen "xa xỉ"

Xăng dầu là đối tượng sẽ bị đánh thuế khá mạnh theo dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường (mức thuế được đề xuất từ 1.000 - 4.000 đồng), có hợp lý không với một mặt hàng thiết yếu tác động rất mạnh đến xã hội?

Đúng là mỗi người có quan điểm riêng. Như tôi đã giải thích trong lúc thảo luận tổ (đoàn Hà Nội), ưu tiên số 1 khi đặt ra thuế môi trường không phải để thu tiền cho ngân sách nhà nước, mà là để cải thiện chất lượng môi trường thông qua công cụ kinh tế.

Thuế bảo vệ môi trường là công cụ để thay đổi thói quen sử dụng, thói quen tiêu dùng "xa xỉ", kể cả sử dụng nhiên liệu mà làm ảnh hưởng đến môi trường thì dùng thuế này để giảm bớt. Chẳng hạn, các khách du lịch đến khách sạn lúc trước cứ dùng khăn tắm một lần là vứt xuống đất luôn, giờ nhiều khách sạn khuyến khích khách dùng khăn 2, 3 lần mới thay.

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên (trái): Xăng dầu rất gây ô nhiễm nên đánh thuế bảo vệ môi trường là hợp lý. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thứ hai, để thay đổi công nghệ. Đừng dùng những công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường, cũng đừng sản xuất sản phẩm gây ô nhiễm khi tiêu thụ. Ví dụ sản xuất túi ni lông thì đánh thuế rất nặng, còn sản xuất túi giấy sẽ được khuyến khích.

Thứ ba, dùng công cụ thuế để khuyến khích những nơi sản xuất theo công nghệ tốt hơn, ra sản phẩm tốt hơn cho môi trường.

Nhưng giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến mặt bằng giá chung, chúng ta không có cách nào hay hơn sao?

Riêng với xăng dầu, nếu nhìn từ góc độ đời sống thì có tác động mạnh, nhưng tiêu thụ xăng dầu rất gây ô nhiễm nên việc đánh thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu là hợp lý.

Khi giá thành một sản phẩm tăng lên sẽ khiến người sử dụng phải suy nghĩ hơn, sẽ chú ý tiết kiệm hơn. Như khi giá điện tăng lên thì người dân ra khỏi phòng sẽ tắt điện ngay.

Nhưng tôi cũng phải nói rõ hơn, các doanh nghiệp sẽ phải cân đối để giảm các chi phí khác, chứ không phải trước đây xăng dầu 10.000 đồng giờ thêm 1.000 đồng tiền thuế thì sẽ thành 11.000 đồng. Có thể giá xăng dầu vẫn là 10.000 đồng nhưng trong đó phải trích ra 1.000 đồng để trả thuế bảo vệ môi trường.

Cơ chế nào để giám sát các doanh nghiệp xăng dầu không tăng giá với lý do phải thêm chi phí cho thuế này?

Tôi chỉ phát biểu từ góc độ Luật thuế bảo vệ môi trường thôi, còn để kiểm soát doanh nghiệp thì phải nhiều cơ chế khác phối hợp.

Đánh vào thương hiệu

Rất nhiều sản phẩm gây ô nhiễm môi trường nhưng trong luật lại chỉ đề cập 5 nhóm sản phẩm, liệu có "bất công" không? Và luật có đạt được những mục tiêu như Bộ trưởng mong đợi không?

Đây là đạo luật rất mới, lần đầu đưa ra để các ĐB thảo luận. Cá nhân tôi nghĩ danh mục các sản phẩm sẽ phải đánh thuế rất dài, còn phải nghiên cứu tiếp để bổ sung. Như ở Đan Mạch có 23 loại thuế môi trường khác nhau.

Với những trường hợp đã phát hiện gây ô nhiễm môi trường, dù rất nặng nhưng cũng mới xử phạt hành chính chứ chưa có biện pháp xử lý mạnh hơn như xử lý hình sự chẳng hạn? Ngay luật thuế lần này vẫn chỉ tác động ở góc độ kinh tế hơn là thật sự tác động đến ý thức gìn giữ môi trường của xã hội?

Để bảo vệ môi trường, cần tổng hợp các giải pháp. Ngay tác động thông qua công cụ kinh tế cũng có nhiều mức, nhẹ là lệ phí, rồi đến phí, sau cùng mới là thuế. Thuế là tài khéo của bàn tay nhà nước để điều tiết, khuyến khích hay hạn chế các lĩnh vực sản xuất.

Riêng về cơ chế xử lý những trường hợp phát hiện gây ô nhiễm, phải nói rõ là vụ Vedan làm thức tỉnh những người quản lý nhà nước về cơ chế chính sách. Chúng ta muốn xử hình sự vụ việc, muốn đưa doanh nghiệp này ra tòa, nhưng rà lại toàn bộ luật pháp Việt Nam mới thấy không đủ hành lang pháp lý. Vì thế sau vụ Vedan, Chính phủ bắt đầu kiến nghị ra Quốc hội, và vừa rồi thảo luận Luật hình sự đã có xử tội phạm môi trường.

Cũng sau vụ Vedan mới thấy mức xử phạt hành chính như thế là nhẹ quá, vừa rồi cũng đã sửa nghị định 81 thành nghị định 117, trong đó một hành vi vi phạm môi trường bây giờ xử tối đa 500 triệu đồng, còn trước kia chỉ có 70 triệu thôi.

Tới đây sẽ có một giải pháp rất mạnh nữa là đánh vào uy tín thương hiệu, giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Sẽ công khai thông tin, với sự hỗ trợ của truyền thông, thậm chí dấy lên phong trào tẩy chay không sử dụng sản phẩm.

  • Khánh Linh ghi
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,