221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1278935
David Cameron và kỷ nguyên chính phủ liên hiệp tại Anh
1
Article
null
David Cameron và kỷ nguyên chính phủ liên hiệp tại Anh
,

Nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ David Cameron đã trở thành thủ tướng mới của Anh sau khi đạt được thỏa thuận với đảng Dân chủ Tự do.

Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nick Clegg sẽ trở thành phó thủ tướng sau khi đảng này ủng hộ chính phủ liên minh đầu tiên tại Anh trong 70 năm qua.

Ông Cameron, năm nay 43 tuổi, là thủ tướng trẻ nhất của Anh trong gần 200 năm qua. Ông tuyên bố sẽ dẹp qua một bên những khác biệt về đảng phái và điều hành chính phủ vì lợi ích quốc gia.

"Cơ hội duy nhất"

Sau nhiều giờ đàm phán với đảng Bảo thủ hôm 11/5), thoả thuận liên minh đa số đã được thông qua bằng đa số 2/3 tại cuộc họp kết thúc lúc nửa đêm trong nội bộ đảng.

Phát biểu sau đó vài phút, Clegg nói: “Tôi hy vọng đây sẽ là điểm khởi đầu cho nền chính trị mới mà tôi luôn tin tưởng - nền chính trị đa số, đa dạng, nơi các chính trị gia của nhiều đảng khác nhau cùng ngồi lại, vượt qua những khác biệt để tạo nên một chính phủ tốt vì lợi ích của toàn thể đất nước”.

Ông thừa nhận rằng sẽ có vấn đề và sự “không đồng đều”, và trong thông điệp gửi tới các cử tri Dân chủ Tự do, ông thừa nhận: “Tôi có thể tưởng tượng tối nay các vị sẽ có những băn khoăn lớn, có thể nhiều người hoài nghi về thỏa thuận điều hành mới này.

Tân thủ tướng Anh David Cameron cùng vợ trước số 10 Downing Street ngày 11/5. Ảnh: Reuters
Tân thủ tướng Anh David Cameron cùng phu nhân trước số 10 Downing Street ngày 11/5. Ảnh: Reuters

Nhưng tôi muốn đảm bảo với các vị rằng tôi sẽ không bước vào thoả thuận này trừ khi tôi thực sự thấy tin tưởng nó tạo ra một cơ hội duy nhất để thực hiện những thay đổi mà các vị và tôi đều tin tưởng.

Vì thế, tôi hy vọng rằng các vị sẽ giữ niềm tin với chúng tôi, tôi hy vọng các vị sẽ để chúng tôi chứng tỏ với các vị rằng chúng tôi có thể phục vụ các vị và đất nước này với lòng tự tôn, với sự công bình trong trái tim với mọi việc chúng tôi làm, và với sự toàn tâm cống hiến vì lợi ích và sinh kế của mọi người trên nước Anh”.

Ông Cameron đã bắt đầu bổ nhiệm thành viên nội các đầu tiên của mình, với các thành viên Bảo thủ George Osborne làm Bộ trưởng Tài chính, William Hague làm Bộ trưởng Ngoại giao và Liam Fox - Bộ trưởng Quốc phòng.

Tham mưu trưởng của Clegg, Danny Alexander, thành viên của nhóm đàm phán của đảng, là Thủ hiến Scotland, theo BBC.

Phát ngôn viên Downing Street cho biết các bên đã thống nhất sẽ có 5 ghế trong nội các dành cho đảng Dân chủ Tự do, trong đó có Clegg, mặc dù có hy vọng sẽ có tổng cộng khoảng 20 đảng viên Dân chủ Tự do trong chính phủ.

Sự “xuất hiện” của Cameron tại Downing Street đánh dấu sự chấm dứt 13 năm cầm quyền của Công Đảng.

Liên minh này cũng là thỏa thuận chia sẻ quyền lực đầu tiên trong lịch sử giữa đảng Dân chủ Tự do và đảng Bảo thủ tại cung điện Westminster.

Cameron, trẻ hơn Tony Blair 6 tháng khi ông bước vào Downing Street năm 1997, là thủ tướng Anh trẻ nhất kể từ năm 1812.

Trong bài diễn văn tại Downing Street, ông Cameron đã cảm ơn Thủ tướng sắp mãn nhiệm Gordon Brown sau nhiều năm phục vụ.

Ông cũng cam kết sẽ giải quyết các “vấn đề nóng” của Anh - thâm hụt, các vấn đề xã hội và “xây dựng lại lòng tin vào hệ thống chính trị”.

Ông muốn xây dựng một xã hội trách nhiệm hơn ở nước Anh, đảm bảo rằng chính phủ luôn chăm sóc người già, người cô đơn không nơi nương tựa, người nghèo.

Xét kỹ những khó khăn

Vài giờ trước, tất cả những suy đoán vẫn tập trung vào khả năng Công Đảng có thể sẽ vẫn bám trụ lại quyền lực tại Anh - mặc dù sự ủng hộ đã suy giảm đáng kể trong cuộc bầu cử tuần trước - bằng việc kết hợp với đảng thứ ba, đảng Dân chủ Tự do. Nhưng giờ đây, nước này đang đứng trước một tương lai rất khác.

Ngay cả đối với nhà chính trị nhiều kinh nghiệm hơn, đây vẫn sẽ là thử thách khó khăn. Như chính Cameron thừa nhận, Anh vẫn đang ngập trong những vấn đề nóng bỏng và nan giải. Nước này đang trong cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử hậu chiến tranh với thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, mà theo tính tỷ lệ thu nhập quốc gia, gần như tồi tệ không kém Hy Lạp.

Cũng quan trọng không kém, Cameron phải thuyết phục những người Bảo thủ trung thành rằng sự cần thiết phải cấp tốc và quyền lực mới sẽ không khiến ông đi đến nhượng bộ thiếu sáng suốt với các đối tác mới của mình. Nếu đảng Bảo thủ vẫn đang tràn ngập trong cảm xúc khi trở lại cầm quyền sau 13 năm, thì đảng Dân chủ Tự do cũng đang tự hào vì đã có được ảnh hưởng thực tế lần đầu tiên trong gần cả thế kỷ nay.

Chắc chắn, Cameron sẽ có một tương lai không quyền hạn tuyệt đối trong chính phủ. Đây sẽ không phải là liên minh dễ dàng giữa hai bên trung hữu và trung tả. Các cuộc thăm dò cho thấy, đa số người ủng hộ đảng Dân chủ tự do sẽ tán đồng thỏa thuận với đảng Lao động hơn là đảng Bảo thủ.

Thực tế, hàng loạt vấn đề vẫn chia rẽ các bên - từ thái độ đối với Liên minh châu Âu cho tới lộ trình thích hợp để khôi phục lại nền tài chính quốc gia - với việc đảng Bảo thủ hối thúc cắt giảm mạnh mẽ và ngay lập tức chi tiêu công.

Ở khía cạnh khác, đảng Dân chủ Tự do cũng ủng hộ cải tổ căn bản hệ thống bầu cử để đảm bảo rằng kết quả bầu cử phản ánh đúng nguyện vọng của quốc gia. Như thế, ông Cameron sẽ không chỉ phải đối mặt với những căng thẳng bên trong đảng, mà còn với những yêu cầu từ các đối tác Dân chủ Tự do.

Cameron cũng gây phẫn nộ đối với một số nhân vật kỳ cựu của đảng Bảo thủ vì công khai chỉ trích các nhân vật quan trọng của đảng bị bắt trong vụ bê bối chi tiêu của quốc hội năm ngoái - những người thu thuế đối với cả những việc như mua phân bón, làm sạch hồ. Chưa biết ông sẽ điều hành chính phủ ra sao, nhưng với không ít các vấn đề như thế, người ta vẫn có quyền hoài nghi về sự thay đổi lớn này trong chính trường nước Anh.

  • Đình Ngân tổng hợp

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,