221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1281340
Điều gì đang xảy ra ở Thái Lan vậy?
1
Photo
null
Điều gì đang xảy ra ở Thái Lan vậy?
,

- Suy nghĩ rằng Bangkok đang đi theo đường xoáy trôn ốc tới hỗn loạn - như những gì diễn ra tuần qua, khiến 40 người chết trong các trận chiến đường phố giữa phe biểu tình phản đối chính phủ và quân đội - đang làm cho nhiều người ngoại quốc chấn động. VietNamNet giới thiệu bài viết của tác giả Joshua Kurlantzich.

Thái Lan không phải là Iraq, Yemen, hay Pakistan; đất nước này được miêu tả trong hàng loạt sách vở, phim ảnh và quảng cáo du lịch như một điểm đến hiền hòa và tươi tốt, một quốc gia để bạn dẫn người yêu đến, chứ không phải để bắt con tin. Cho đến gần đây, hình ảnh đó vẫn tương đối chính xác - hơn 20 năm nay, Thái Lan đã tránh được những vụ bạo động chính trị nghiêm trọng.

Mô tả ảnh.
Người biểu tình Áo Đỏ nhảy múa tại Bangkok hồi đầu tháng này. Ảnh: Reuters

Nhưng cuộc biến loạn làm mất đi một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới kể từ khi bạo lực chớm bùng phát hôm 10/4 lại không phải là điều làm người Thái ngạc nhiên. Hình ảnh đồng quê bình dị của Thái đã che khuất những căng thẳng nghiêm trọng, được dồn nén trong cả một thập niên và cuối cùng bùng nổ vào tháng này.

Nền kinh tế hướng toàn cầu hóa phát triển nhanh chóng của Thái trong thập niên 1980 và 1990 đã bỏ rơi một phần lớn dân số, chủ yếu là những người sống ở vùng nông thôn phía bắc và đông bắc.

Theo một số thước đo, quốc gia này trên thực tế có tình trạng bất bình đẳng thu nhập còn tồi tệ hơn cả Philippines, bất chấp thực tế Thái Lan vẫn được coi là một quốc gia hiện đại còn Philippines chỉ là một nước nửa phong kiến, có nền kinh tế kiểu châu Mỹ Latinh. Nhưng sự giận dữ đang nổi lên còn mang thiên hướng địa phương chủ nghĩa, chứ không chỉ là xung đột giai cấp.

Mô tả ảnh.
Người dân thu dọn rác sau khi phe áo đỏ rút khỏi Bangkok. Ảnh: THX

Sự oán giận tích tụ trong lòng người Thái, những người có thể thuộc diện nghèo, nhưng quan trọng hơn là họ cảm thấy ngày càng bị xa lánh bởi các thể chế quyền lực truyền thống của quốc gia này: hoàng cung, quân đội và chính quyền, bởi những cơ quan này có xu hướng ưu đãi cho một mạng lưới được thiết lập bởi những người xuất thân từ trường Bangkok, công ty Bangkok và các trại huấn luyện quân sự Bangkok.

Tuy những người Thái từ phía bắc và đông bắc, chiếm đa số dân số, còn nghèo đói, nhưng trong thập niên vừa qua họ ngày càng trở nên có quyền lực chính trị và hạ thấp dần những lợi thế mà ngày xưa chỉ có tầng lớp tinh hoa mới được hưởng thụ.

Mạng Internet, đài phát thanh, một hiến pháp mang tính cải cách được thông qua năm 1997, và khả năng học tiếp lên trung học lớn hơn đã cho dân nông thôn nhiều kiến thức hơn về các quyền lợi của mình, và họ có thể so sánh được tình trạng của mình với các công dân của các quốc gia khác.

Sự tăng tiến của một nền dân chủ thực sự sau sáu thập kỷ cai trị liên tiếp của các chính phủ quân sự đã cho phép người nghèo nông thôn, nếu đoàn kết, có thể bỏ phiếu cho một vị lãnh đạo chú ý đến nguyện vọng của họ hơn.

Năm 2001, họ đã tìm được người hùng của mình. Thaksin Shinawatra, một nhà chính trị dân túy và một người con của miền bắc, đã được bầu lên làm Thủ tướng.

Thaksin là một tỷ phú, ông trùm về truyền thông, và rõ ràng có mong muốn sử dụng quyền lực của chính phủ, theo kiểu Silvio Berlusconi, để trợ giúp cho các công ty gia đình của mình. Nhưng ông cũng đưa ra những chương trình xã hội, như hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn quốc ít tốn kém, những khoản vay khởi nghiệp cho các làng xã và đã tạo ra những tác động.

Xét trên mọi phương diện, nghèo đói đã giảm dưới thời Thaksin. Những nỗ lực đó, cộng với chiến dịch quảng cáo tinh vi, đã khiến ông chiếm được sự ủng hộ của nhiều người hơn vào cuộc bầu cử năm 2005.

Nhưng giống như Hugo Chavez và Evo Morales ở châu Mỹ Latinh, Thaksin làm cuộc thập tự chinh chống đói nghèo của mình gây cấn hơn bằng những nỗ lực kéo lùi nền pháp trị. Ông chỉ đạo "cuộc chiến chống ma túy", một cuộc chiến đã trở thành lý do để tiêu diệt các đối thủ chính trị của ông, trấn áp tự do báo chí ở Thái, và làm suy yếu các thể chế chính quyền ví dụ như tòa án.

Sự nổi tiếng rộng khắp của ông cũng đe dọa quyền lực của phe quân đội và hoàng cung - đặc biệt là nhà vua Bhumibhol Adulyadej, người đứng đầu nền quân chủ Thái Lan, người cũng ủng hộ tầng lớp trung lưu và tinh hoa ở Bangkok, những người không ưa Thaksin.

Nhưng thay vì cố gắng hạ gục Thaksin trong hòm bỏ phiếu, phe trung lưu và tinh hoa chống Thaksin ở Thái đã sử dụng biện pháp vi hiến. Các cuộc phản kháng đòi Thaksin từ chức đã kêu gọi quân đội can thiệp; vào tháng 9/2006, quân đội đã nghe lời, lật đổ thủ tướng bằng một cuộc đảo chính. Thaksin rời bỏ quốc gia, và cho đến hôm nay vẫn sống chủ yếu tại Dubai.

Cuộc đảo chính là một sai lầm lớn. Dù tội lỗi ra sao đi nữa, Thaksin vẫn là một nhà chính trị được bầu lên một cách dân chủ; và hạ gục ông ta bằng biện pháp quân sự là hết sức lạc hậu trong thế kỷ 21, ngay cả khi sự lật đổ đó được tha thứ ngầm bởi Hoa Kỳ, đối tác nước ngoài quan trọng nhất của Thái Lan.

Dưới sự lãnh đạo của những vị kế nhiệm Thaksin, được đưa lên một cách vội vã, tình hình chính trị Thái Lan xuống cấp nhanh chóng. Tòa án Thái, vốn có liên hệ với tầng lớp tinh hoa Bangkok, đã không chấp nhận hai chính quyền ủng hộ Thaksin (hai chính quyền này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn) với những lý do luật pháp đáng tranh cãi.

Được thúc đẩy bởi sự ngược đãi của Thaksin, những người ủng hộ chính trị gia bị lật đổ này đã phát triển thành một lực lượng lớn hơn, đáng gờm hơn. Mặc dù vị cựu Thủ tướng vẫn tiếp tục đứng từ xa cổ vũ và, nghe nói, ủng hộ tài chính, cuộc chiến này không còn là cuộc chiến về Thaksin. Lực lượng ủng hộ Thaksin đã trở thành một phong trào xã hội thực sự, với mục tiêu vượt xa khỏi một lời ân xá cho cựu thủ tướng.

Hôm nay, những người biểu tình Áo đỏ tập hợp chống lại một chính quyền cai trị đang đòi hỏi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva - một nhà kỹ trị được đào tạo ở Anh quốc, được coi là một người có có tài và biết thỏa hiệp, nhưng đang bị bắt làm con tin trong một tình huống đầy bất ổn - phải tổ chức một cuộc bầu cử mới, rất có thể phần thắng sẽ thuộc về đảng Puea Thai.

Họ còn có những đòi hỏi khác lớn hơn: Nhiều nhà lãnh đạo phe Áo đỏ muốn chính phủ đẩy mạnh các chương trình thúc đẩy quyền lực kinh tế và chính trị ở các tỉnh. Họ cũng muốn bắt đầu một cuộc thảo luận về việc làm sao để giảm sức mạnh của các thể chế truyền thống và nắm giữ bởi lực lượng tinh hoa thành phố, như hoàng cung và quân đội.

Một số thậm chí lặng lẽ cho rằng, sau khi vua Bhumibhol, 82 tuổi, qua đời, thì sức mạnh của cung điện cần được cắt giảm mạnh - chí ít là vì thái tử, Maha Vajiralongkorn, không có được sự tôn trọng của người dân như vị vua hiện tại và dường như không có khả năng giữ được quyền lực đó. (Họ không nói yêu cầu này quá lớn tiếng: Thái Lan có luật nghiêm ngặt trừng phạt bất cứ ai chỉ trích nhà vua, hoàng hậu, hoặc thái tử).

Liệu những yêu cầu này có hợp lý? Những người biểu tình, đã từng diễu hành với số lượng 100.000 người tại Bangkok, rõ ràng đã cắt xét một số chuẩn mực đạo đức của mình khi cho phép những người ưa bạo lực, ví dụ nhưng vị tướng ma cà bông bị bắn chết trên đường phố tuần trước, gia nhập hay trà trộn vào hàng ngũ biểu tình. Và chính quyền Abhisit rõ ràng có đầy đủ lý do và quyền lực để khôi phục lại luật pháp và trật tự:

Nếu những người biểu tình có vũ trang diễu hành qua Washington D.C., đốt nhà và ném lựu đạn thì chính quyền liên bang Hoa Kỳ cũng sẽ dùng mọi cách để dừng họ. Tuy nhiên, các lực lượng an ninh Thái đã sử dụng bạo lực quá mức để trấn áp người biểu tình, và đôi khi tỏ ra lúng túng và thiếu chuẩn bị khi tiếp xúc với người biểu tình. Mối bất bình của những người biểu tình, hơn nữa, lại rất thực và chính đáng, mặc dù bạo lực đã hoen ố phong trào của họ.

Về lâu dài, điều cần thiết ở Thái Lan là một sự hòa giải thực sự. Đối với giới tinh hoa ở Bangkok, điều này sẽ có nghĩa là nhận ra rằng, trong một nền dân chủ thực sự, họ sẽ bị đè bẹp về quân số trên hòm bỏ phiếu, và như thế cần phải từ bỏ một số quyền lực chính trị và kinh tế.

Đối với người nghèo nông thôn và các chính trị gia như ông Thaksin, người tuyên bố đại diện cho dân nghèo, điều này sẽ có nghĩa là nhận ra rằng chiến thắng đa số trong nghị viện không cấp cho bạn giấy phép chà đạp lên quyền lợi của thiểu số; bất kỳ lãnh đạo Thái được bầu lên nào cũng phải duy trì các quy định của pháp luật và hỗ trợ thể chế dân chủ, giống như các tòa án và chính quyền, theo cái cách mà rõ ràng ông Thaksin đã không làm.

Thái Lan cũng cần có một cuộc tranh luận mở và thực sự về tương lai của nền quân chủ, mà không bị hạn chế bởi luật cấm chỉ trích hoàng cung, vốn từ lâu ngăn chặn một cuộc tranh luận như thế diễn ra.

Có tiền lệ cho sự thỏa hiệp kiểu này. Tại Brazil, Tổng thống Luiz Ignacio Lula da Silva đã lên nắm quyền bằng sự ủng hộ của đa số người nghèo, và đã khéo léo kiểm soát các chương trình xóa đói giảm nghèo, trong khi đồng thời vỗ về tầng lớp tinh hoa chính trị và kinh tế rằng ông không phải là một người theo chủ nghĩa tái phân bổ triệt để. Nhưng hiện nay, sự thỏa hiệp như thế ở Thái có vẻ quá xa vời.

Theo bản dịch từ Foreign Policy của TQVN

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,