221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1279977
Pháo đài tre và bàn tay sắt
1
Article
null
Bangkok từ bờ vực nội chiến:
Pháo đài tre và bàn tay sắt
,

- Khói lửa, đạn lạc tại trung tâm và các khu vực khác của Bangkok vãn dần. Cũng có thể quân đội tạm thắng hiệp này, nhưng người dân và nền kinh tế của đất nước lớn thứ hai Đông Nam Á đang thua từng ngày. Vãn hồi trật tự bằng bàn tay sắt chỉ là "hưu chiến" cho các hỗn loạn tiếp theo.

Số người thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng ở Thái Lan đã gia tăng. Kể từ khi bùng phát các cuộc biểu tình chống chính phủ giữa tháng 3 đến nay đã có hơn 50 người chết và ít nhất 1.500 người bị thương. Từ ngỡ ngàng, dân Bangkok chuyển sang hoảng loạn. Dư luận vẫn còn bất an và lo lắng. Các đại sứ quán Anh, Mỹ đóng cửa. Nhiều bạn bè của Thái Lan, trong đó có ASEAN "án binh bất động".

Họa phúc phải đâu một buổi

Phong trào Áo đỏ đã vượt qua vấn đề cá nhân ông Thaksin để đòi hỏi một chương trình dân chủ và cải cách xã hội sâu rộng hơn. Căn cứ vào thái độ cứng rắn của họ, những yêu sách họ đưa ra suốt cuối tuần qua trong cảnh máu lửa và sự hỗn loạn của bức tranh toàn cảnh Thái Lan, các nhà quan sát cho rằng hóa giải tình trạng bế tắc hiện nay khó có thể rốt ráo nếu trật tự chỉ được vãn hồi qua con đường bạo lực.

Những “pháo đài” được dựng lên bằng lốp xe, gậy tre và dây thép gai gợi nhớ hình ảnh các chiến sĩ công xã Paris năm nào trên đường phố Bangkok bấy lâu nay. Hơn hai tháng trời ròng rã, phe Áo đỏ Thái Lan đã chứng tỏ họ là một lực lượng quần chúng hùng mạnh từng làm điên đầu chính phủ. Những người biểu tình Áo đỏ, từ hình thức ôn hòa, bất bạo động đã chuyển sang những phương pháp đấu tranh quyết liệt.

Lộ trình hòa giải 5 điểm:

- Không được sử dụng thể chế quân chủ như là công cụ trong cuộc xung đột

- Xử lý tình trạng bất công về kinh tế - xã hội và chính trị

- Tự do báo chí

- Hướng xử lý các vụ bạo lực xảy ra trong các cuộc biểu tình hai tháng qua

- Bảo đảm công lý trong những vụ việc liên quan đến Hiến pháp.

Thủ tướng Abhisit thừa nhận: "Nhiều vấn đề đã tích tụ trong những năm qua và làm trầm trọng sự chia rẽ trong xã hội. Câu trả lời đối với khủng hoảng mà tôi muốn đưa ra hôm nay là chúng ta cần khởi động một tiến trình hòa giải". Và ông đã đưa ra lộ trình 5 điểm. Cho dù con đường hòa giải hết sức mong manh nhưng lý trí thông thường đang mong đợi một giải pháp chính trị thay vì đẩy bạo lực lên cao hơn nữa.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột. Bài toán phúc lợi (đánh thuế người giàu để giải quyết khó khăn cho người nghèo) chưa có lời giải. "Quả bom nhân khẩu" vẫn chưa tháo được kíp nổ.

Sau bao "cuộc bể dâu" của quá trình hiện đại hóa, mâu thuẫn giữa hàng triệu người lao động chân lấm tay bùn với giới trung và thượng lưu ăn trên ngồi trốc trong một xã hội hoang dã kiểu Mỹ cách đây 200 năm là một bài học nhãn tiền không chỉ cho Thái Lan.

Ở những tầng sâu hơn, phải kể đến khoảng cách biệt và sự khác biệt giữa các giai tầng khác trong xã hội. Quá trình chuyển dịch quyền lực từ xã hội quân sự sang hình sự và sau đó là từ quân sự/hình sự chuyển sang xã hội dân sự vẫn không khỏa lấp được chúng. Vì nền quân chủ Thái chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Còn nền dân chủ Thái thì chưa hoàn thiện và chưa bao giờ được vận hành đúng theo những nguyên tắc nền tảng của nó.

Giải phẫu cuộc xung đột

Muốn dự đoán tình hình sắp tới, cần giải phẫu cuộc xung đột hiện nay.

Thứ nhất, chính trường Thái Lan trên thực tế phức tạp hơn nhiều người nghĩ. Mỗi bên trong cuộc xung đột đều có nhiều "vai diễn", từng vai diễn lại có kịch bản riêng và ngay giữa họ nhiều khi cũng mâu thuẫn với nhau về chương trình nghị sự, cho dù cùng chiến tuyến. Sẽ là sai lầm nếu chỉ nhìn đấu trường theo màu áo và mỗi bên như là một tảng đá nguyên khối!

Mô tả ảnh.
Người biểu tình tại Bangkok đấu đầu với cảnh sát. Ảnh: AP

Thứ hai, các cuộc biểu tình chống chính phủ từng bị đơn giản hóa khi chỉ tập trung vào mâu thuẫn giữa phe Áo vàng được tướng lĩnh quân đội cùng cánh bảo hoàng ủng hộ và phe Áo đỏ đại diện cho dân nghèo ở nông thôn được cựu Thủ tướng Thaksin hỗ trợ về tài chính. Vì thế, giai đoạn đầu, cả những người biểu tình lẫn chính phủ đều đánh giá thấp quyết tâm của phía bên kia.

Thứ ba, nội bộ giữa những người Áo đỏ và chính phủ cũng bị phân hóa là một thực tế bị dư luận bỏ qua. Chính sự phân hóa trong nội bộ mỗi phe là nguyên nhân làm cho các bên khó đi tới thỏa hiệp. Đây cũng là mảnh đất đang nuôi dưỡng thái độ cực đoan của mỗi bên. Điều này đang làm cho tình hình trở nên nguy hiểm và khó giải quyết dứt điểm chỉ bằng con đường bạo lực!

Thứ tư, ông Abhisit có thể sẽ không giữ được chiếc ghế Thủ tướng hiện nay nếu phải tổ chức bầu cử sớm. Thậm chí ngay đảng của ông cũng sẽ gặp khó khăn trong cuộc bầu cử tương lai. Có thể phe Áo đỏ rồi đây sẽ hình thành được một chính phủ mới, hoặc sẽ có một vị trí đáng kể trong chính phủ đó, nếu các bên đạt được thỏa hiệp.

Thứ năm, ông Thaksin khó trở lại chính trường. Nếu liên minh của thủ tướng bị tước quyền sẽ giành chiến thắng trong bầu cử, thì cũng không có chính phủ Thái nào sau bầu cử lại sẵn sàng chào đón Thaksin quay lại cầm quyền ở Thái Lan. Nếu nhà tỷ phú - chính khách này trở lại, vòng xoáy hỗn loạn khác lập tức sẽ xảy ra.

Cuối cùng, nhưng không phải sau cùng, đó là vai trò của "các đối tác ngoại quốc", kể cả những nước còn "im như thóc". Đứng về địa - chính trị, Thái Lan là vùng trái độn và từ 1945 lại nay đã tránh được các cuộc giành giật ảnh hưởng giữa các cường quốc. Toàn cầu hóa 3.0 tăng tốc và cấu trúc khu vực lai ghép đang định hình lại trào lưu dân tộc mới không chỉ xuất hiện ở đất nước chùa Vàng. Cơ may lần này hình như không còn mỉm cười với Thái Lan nữa!

Thái Lan đi về đâu?

Câu hỏi này thiết tưởng không chỉ một mình người Thái quan tâm.

Từ New York, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi "cả hai phía hãy tìm mọi cách trong khả năng của mình để tránh xung đột và tổn thất nhân mạng!". Với tư cách Chủ tịch đương nhiệm ASEAN, người phát ngôn BNG Việt Nam đã kêu gọi các bên liên quan hãy hết sức kiềm chế, tìm mọi giải pháp để đối thoại hòa bình, tránh sử dụng bạo lực. Mỹ cũng đưa ra lời đề nghị hai bên "tìm ra một con đường để làm việc hòa bình, vượt qua bất đồng".

Nền dân chủ đường phố của Thái Lan đượm màu chiến sự khi bạo lực đẫm máu diễn ra ngay tại trung tâm thương mại Bangkok từ hôm 13/5 đã làm 31 người thiệt mạng và hơn 230 người khác bị thương. Chính phủ Thái phải đối phó vất vả với hàng trăm dân quân được huấn luyện tác chiến ẩn danh dưới cái tên là "những tay súng áo đen", xuất hiện trong những người biểu tình.

Hành tung của "những tay súng áo đen" này rất đáng ngại nếu tình trạng bế tắc không kết thúc sớm. Các cuộc tấn công có thể sẽ nhằm vào binh lính hoặc những người "phản" biểu tình (phe mặc áo màu vàng, màu hồng và màu xanh). Nếu điều này xảy ra, Bangkok tiếp tục trong tình trạng căng thẳng.

Điều nghịch lý là phe nào ở Thái khi xuống đường cũng tự xưng đấu tranh cho dân chủ. Thực ra họ chỉ là những quân bài trong ván bài quyền lực giữa các nhóm doanh nhân giàu có mới nổi và các nhóm quân chủ, quan chức cũ như các tướng tá quân đội. Không ai phủ nhận những khát vọng cải cách xã hội của người dân, nhưng giữa họ và khát vọng dân chủ đều bị phân kỳ qua lăng kính đấu tranh quyền lực.

Dù cả hai bên đều tuyên bố cứng rắn nhưng cả ông Abhisit lẫn những người biểu tình đều không có nhiều lựa chọn. Ông Abhisit thừa biết không thể "bứng" những người biểu tình Áo đỏ ra khỏi Bangkok mà không xảy ra đổ máu nghiêm trọng. Phe Áo đỏ bị phân hóa sâu sắc và "gân cốt" sau hai tháng nay đứng trước nhiều thách thức. Hiện họ đã đưa đề nghị tiến hành đàm phán dưới sự trung gian của LHQ. Các bên sẽ phải thỏa hiệp!

Nếu dùng bạo lực để có ổn định thì ổn định đó chỉ là thời kỳ "hưu chiến" cho các hỗn loạn tiếp theo!

  • Đinh Hoàng Thắng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,