221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1286250
Châu Phi "cấu kết" giữ nguồn khoáng sản
1
Photo
null
Châu Phi 'cấu kết' giữ nguồn khoáng sản
,

Khi sự phát triển các quốc gia như Trung Quốc phụ thuộc ngày một lớn vào nguồn khoáng sản như đồng và cobalt, các hãng khai thác mỏ châu Phi tự hỏi rằng, liệu các nhà lãnh đạo châu lục này sẽ tận dụng lợi thế của mình trong bao lâu. Và giờ đây, người ta đề cập tới một tổ chức kiểu như OPEC.

Các nhà lãnh đạo châu Phi đang theo đuổi những quy định chặt chẽ hơn về mua bán khoáng sản sau 25 năm cải tổ cơ cấu. Nhiều nước đã không còn rải thảm đỏ, thậm chí đánh thuế với những nhà tìm kiếm, khai thác nước ngoài.

Khai thác mỏ ở Kobu, phía đông bắc Congo (Ảnh Reuters)
Khai thác mỏ ở Kobu, phía đông bắc Congo. Ảnh: Reuters

Xu thế mới thể hiện rõ rệt trong một hội nghị ngành khai khoáng gần đây tại Senegal. Giám đốc điều hành một tập đoàn đa quốc gia về khai thác khoáng sản châu Phi phát biểu, nhưng Tổng thống của Senegal dường như không chú ý lắng nghe.

Trong cả đại sảnh kể từ chỗ Tổng thống Abdoulaye Wade ngồi, có khoảng 500 đại biểu đến từ các hãng khai khoáng nước ngoài. Họ tới đây từ tháng 3 với nỗ lực tìm kiếm những lỗ khoan giá trị mới tại một châu lục giàu có khoáng sản, đáp ứng nhu cầu cho các nền kinh tế phát triển bùng nổ như Trung Quốc.

Khi bài phát biểu của vị giám đốc điều hành kết thúc, ông Wade đã “thết đãi” những vị khách mời bằng câu từ có hẳn vần điệu: "Tôi không bao giờ nói, các ngài hãy làm giàu đi". Tôi nói chúng ta hãy làm giàu”.

Tràng vỗ tay tán thưởng rộ lên từ phía các đại biểu châu Phi.

"Tôi nghĩ chúng ta đang ở thời điểm bước ngoặt", Bonnie Campbell, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quebec ở Montreal - tác giả cuốn "Khai khoáng ở châu Phi’’, nói. "Đã có ¼ thế kỷ tồn tại kiểu đầu tư hữu nghị diễn ra tại đây. Còn hiện tại, phải công nhận rằng cần hướng tới sự tập trung khác”.

Những gì tốt nhất nên theo đuổi, ít nhất với Tổng thống của Senegal là một liên minh quốc tế các nước giàu khoáng sản của châu Phi - mô hình kiểu như OPEC - một tổ chức của riêng châu lục đen có thể có ảnh hưởng về giá cả kim loại như cobalt (dùng trong máy tính xách tay, pin điện thoại di động tại Trung Quốc với 90% xuất phát từ châu Phi).

"Đó là một tham vọng nhưng là ý tưởng khả thi”, Mazou Yessouph Faudy, giám đốc địa chất của Bộ Khai khoáng Nigeria nói. "Nền kinh tế của chúng tôi đang suy giảm. Là một nhà sản xuất uranium, sẽ tốt hơn nếu chúng tôi tham gia liên minh các nhà sản xuất có thể định giá khoáng sản”.

Theo ước tính của công ty khai thác vàng Randgold Resources, châu lục này sản xuất khoảng 30% nhu cầu khoáng sản của Mỹ và Trung Quốc.

"Châu Phi trở thành một người chơi cực kỳ quan trọng trong thị trường hàng hoá và khoáng sản”, Roger Dixon, Chủ tịch hãng tư vấn khai khoáng SRK của Nam Phi nhấn mạnh.

Ông trích dẫn số liệu cho hay, trong quý 1 năm nay, 11,9% tăng trưởng trong GDP của Trung Quốc đến từ hàng hoá và dịch vụ sản xuất. "Với nhu cầu như vậy, tôi cho rằng đó là cơ hội to lớn để châu Phi tiến lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này”.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là lợi thế được tận dụng thế nào. Với các nhà đàm phán châu Phi, nắm giữ cơ hội đồng nghĩa với việc yêu cầu các công ty khai thác nước ngoài thuê nhiều nhân công địa phương, tôn trọng những quy định môi trường chặt chẽ, xây thêm nhiều đường sá, trường học cho cộng đồng cư dân…

Theo ông Dixon, tất cả những yêu cầu này đều có thể được các công ty khai khoáng chấp thuận. Còn việc thành lập một tổ chức tương tự như OPEC? “Thật điên rồ”, chuyên gia Phillip Crowson tại Trung tâm Luật khoáng sản và chính sách của Scotland, cho biết.

"Đã có những nỗ lực tương tự với phốt phát, quặng sắt, bauxit, đồng - nhưng đều không thành công”, ông nói, vì quá nhiều quốc gia không tham gia. "Những công ty khai mỏ sẽ không đầu tư nếu các điều khoản không hấp dẫn”, ông khẳng định.

Giáo sư Campbell thì khuyến cáo các nhà đàm phán châu Phi thận trọng: "Các công ty toàn cầu sẽ tới nơi khác, chúng ta phải rất thận trọng khi đưa ra ý tưởng, vì nếu ra quyết định không đúng, đầu tư sẽ biến mất”.

  • Thái An (Theo csmonitor)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,