221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1284702
Người tiêu dùng Trung Quốc “nguội dần” với thương hiệu nước ngoài
1
Photo
null
Người tiêu dùng Trung Quốc “nguội dần” với thương hiệu nước ngoài
,

Rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu quốc tế đã đổ về thị trường khổng lồ Trung Quốc những năm gần đây, đặc biệt khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tuy nhiên, có phải mọi thương hiệu nổi tiếng thế giới đã giành được lòng tin từ người tiêu dùng Trung Quốc? Điều này không hoàn toàn đúng sự thực. Trên thực tế, lòng tin vào các sản phẩm nhãn hiệu ngoại nhập của người tiêu dùng Trung Quốc đã giảm dần sau khi có hàng loạt thông tin trên các phương tiện truyền thông về chất lượng sản phẩm.

Kinh tế ngày càng phát triển, người tiêu dùng Trung Quốc đã có cái nhìn cân bằng hơn với hàng ngoại nhập (Ảnh Typepad)
Kinh tế ngày càng phát triển, người tiêu dùng Trung Quốc đã có cái nhìn cân bằng hơn với hàng ngoại nhập. Ảnh: Typepad

Hai thanh niên đến từ Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang ở phía đông Trung Quốc đã đệ đơn kiện Zhongcui Foodstuff Co Ltd vì sản xuất và tung ra thị trường loại đồ uống Coca-Cola và chứa chất bảo quản sodium benzoate, loại chất được chứng minh có hại cho sức khoẻ con người nếu sử dụng trong thời gian dài.

Bên nguyên đơn cáo buộc nhà sản xuất che đậy gốc hóa chất của chất bảo quản, cướp đi của khách hàng “quyền được biết”. Trường hợp này đã được một tòa án ở quận Giang Can, Hàng Châu tiếp nhận.

Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về việc người tiêu dùng Trung Quốc hoài nghi về chất lượng từ các sản phẩm ngoại nhập. Nhiều ví dụ khác có thể thấy trên báo chí nước này gồm: Những than phiền về chất lượng nhãn hiệu Boshromb Eye Liquid của Mỹ; vụ thu hồi sáu mẫu camera số của Sony; phát hiện quá nhiều iốt trong sữa bột của Nestle dành cho trẻ em; than phiền về chất lượng giày do hãng Clarke ở châu Âu sản xuất…

Mùa xuân năm 2005 trở thành “mùa xuân đen tối” khi hơn 10 nhãn hiệu nổi tiếng, trong đó có Colgate, Carrefour và McDonald’s, phải đối mặt với những vụ kiện tụng về chất lượng sản phẩm. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, dường như các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng "Waterloo".

Trong rất nhiều năm sau khi Trung Quốc mở cửa ra thế giới bên ngoài vào cuối những năm 1980, sự tín nhiệm của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu chiếm vị trí cao với người tiêu dùng Trung Quốc. Tuy nhiên, lòng tin này đã bắt đầu suy giảm vì những vấn đề chất lượng xảy ra gần đây.

Tân Hoa xã và mạng Sina đã tiến hành một cuộc thăm dò trực tuyến với nội dung hỏi người tiêu dùng rằng: "Bạn còn tin tưởng nhiều vào các thương hiệu nước ngoài?”. Trong số 2.477 người được hỏi, có 48,73% “thờ ơ về chất lượng” do những trải nghiệm không hài lòng khi sử dụng sản phẩm ngoại nhập.

36,79% khẳng định vẫn “có niềm tin vào chất lượng” với niềm tin rằng, kể cả khi những vấn đề về chất lượng gia tăng thì những công ty đa quốc gia sẽ có biện pháp thu hồi sản phẩm khiếm khuyết hoặc hủy bỏ sản phẩm chưa tiêu thụ. Theo ý kiến những người tham gia thăm dò, ở chiều hướng ngược lại, một nhà sản xuất trong nước lại miễn cưỡng làm việc này, trừ phi bị báo chí phanh phui.

Hơn 80,38% người được hỏi có quan điểm rằng “một số thương hiệu nước ngoài nổi tiếng phân biệt đối xử và bắt nạt người tiêu dùng tại Trung Quốc”.

Ông Vương, một khách hàng ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc (phía bắc Trung Quốc) nói, trước đây, ông không tin vào các sản phẩm nội thất trong nước và thường mua nhãn hiệu của Nhật Bản. Nhưng vài năm nay, ông đã thấy cách phân biệt đối xử với người tiêu dùng tại Trung Quốc. Ông Vương đưa ra ví dụ bạn ông mua một chiếc camera của Nhật và bị trục trặc, nhưng không nhận được bảo hành thích hợp từ phía nhà sản xuất.

Diệp Nguyên Xuân thuộc Hội đồng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tỉnh Chiết Giang nói, có ba nguyên nhân chính dẫn tới những hoài nghi về chất lượng sản phẩm đối với thương hiệu ngoại nhập. Một là các nhà sản xuất địa phương những thương hiệu đó không hoạt động đúng luật. Thứ hai, thiếu sự giám sát từ phía chính quyền và thứ ba là lòng tin mù quáng vào nhãn hiệu ngoại nhập của người tiêu dùng Trung Quốc.

Tại Bắc Kinh, giáo sư Thái Tiểu Khánh của ĐH Luật và khoa học chính trị Trung Quốc nói, khi các vấn đề gia tăng, các hãng nước ngoài nên phản ứng mau lẹ, tìm hiểu và giải thích, làm rõ lỗi sản phẩm, áp dụng những biện pháp làm giảm tác động tiêu cực tới người tiêu dùng. Đồng thời, họ cũng nên thông báo cho cơ quan hữu quan.

Theo ông Thái, các công ty được tự do thông qua các chính sách khác nhau trong việc quảng cáo sản phẩm tại Trung Quốc, châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng hoàn toàn không nên thực hiện cái gọi là “hai chuẩn". Với những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường (như mỹ phẩm hay thực phẩm), một chuẩn thống nhất cần được áp dụng ở tất cả các nước.

Với loại sản phẩm ít ảnh hưởng hơn, tỉ lệ giá cả - chất lượng nên được duy trì. Nghĩa là sản phẩm chất lượng cao sẽ có giá thành cao. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm.

Thạch Đông Dư, Giám đốc Học viện Báo chí thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc chỉ ra rằng, với sự phát triển kinh tế nhanh chóng những năm qua, tâm lý người tiêu dùng đã chuyển từ tôn sùng mù quáng các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng sang một cách nhìn cân bằng hơn.

Nhiều chuyên gia khác thì nhấn mạnh, tất cả các hãng sản xuất đều hướng tới mục tiêu tối đa lợi nhuận, nên tạo ra sự rủi ro khi đặt niềm tin vào “lương tâm” tập đoàn. Vì thế, để bảo vệ người tiêu dùng, cần cải tổ khẩn cấp các cơ quan kiểm tra và giám sát chất lượng tại Trung Quốc.

  • Thái An (Theo Atimes)
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,