221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1288412
Việt Nam và sứ mệnh kép tại Thượng đỉnh G20
1
Photo
null
Việt Nam và sứ mệnh kép tại Thượng đỉnh G20
,

- Rời Hà nội lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) tại Toronto, Canada hôm nay (25/6), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mang theo sứ mệnh kép. Đó là đại diện cho tiếng nói của khu vực ASEAN và khẳng định vai trò, vị thế hội nhập với những ý tưởng đóng góp trí tuệ của Việt Nam.

>> Thủ tướng Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh G20

Mô tả ảnh.
Hội nghị thượng đỉnh G20 lần 4 diễn ra tại Toronto, Canada.

Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của ASEAN có mặt tại Hà Nội hồi đầu tháng 4 năm nay đã cam kết trong một Tuyên bố chung thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ Việt Nam - Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN - sẽ đến G20 để chia sẻ những ý kiến có tính xây dựng, quan điểm và kinh nghiệm của khu vực.

Với quyết tâm khẳng định mạnh mẽ vai trò trung tâm của mình, ASEAN đang không ngừng nỗ lực mở rộng kết nối với các đối tác bên ngoài. Với G20, ASEAN muốn ủng hộ khuôn khổ của Diễn đàn này để hướng tới sự phát triển mạnh mẽ, bền vững và ổn định.

Với sự có mặt tại G20 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Indonesia (đại diện nước thành viên G20) và Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, ASEAN đã và đang thể hiện là tổ chức uy tín có năng lực tham gia đóng góp vào giải quyết các vấn đề kinh tế và phát triển toàn cầu, quá trình xây dựng thể chế G20 cũng như xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu phù hợp với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Hà Nội cuối tháng 4 là "điểm cầu" ngoại giao cho cuộc tham vấn về Hội nghị G20 giữa Canada với đại diện một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Thứ trưởng Ngoại giao Canada Leonard Edwards đã cùng Việt Nam tham vấn để ASEAN có những đóng góp thiết thực nhất cho Hội nghị G20 là sự nghiêm túc nhìn nhận ASEAN như đối tác có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế.

G20 có đầy đủ những "anh tài lớn" gồm G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, Italia), BRIC (Brasil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ), các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Nam Phi, Ảrập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ) và EU. Chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế, liệu G20 có thể đem lại lợi ích gì cho ASEAN cũng như Việt Nam?

Kinh tế thế giới vẫn đang tồn tại các thách thức lớn. Đó là nợ chính phủ của hầu hết các nền kinh tế lớn ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, tăng trưởng nóng và lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi, thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai ở Mỹ và khu vực đồng euro....

Mô tả ảnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Hội nghị G20 Toronto với sứ mệnh kép.

Với G20 ở Toronto năm nay, Việt Nam và các thành viên ASEAN có cùng lợi ích để nêu ra những vấn đề thiết thực. Đó là thúc đẩy tăng trưởng bền vững đều khắp, thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư, chống các biện pháp bảo hộ kinh tế đi ngược lại các cam kết WTO, đảm bảo tự do thương mại không ngừng, thúc đẩy tiếp tục vòng đàm phán Doha sớm đi đến kết thúc....

Sẽ là thích hợp khi thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mang đến Toronto chứa đựng những nội dung thiết thực đối với chính Việt Nam và các thành viên của ASEAN nói trên. Cũng sẽ là thích hợp khi ASEAN có thể đề nghị G20 xem xét, ủng hộ các nước đưa ra gói củng cố tài khóa song vẫn đảm bảo hỗ trợ ODA cho các nước đang phát triển, thúc đẩy vấn đề phát triển về lâu dài được đưa vào nghị trình của G20 như vấn đề quan trọng hàng đầu.

Với Việt Nam, sự có mặt tại G20 lần đầu tiên thể hiện vị trí hội nhập nổi bật và đó không phải là kết quả của quá trình ngẫu nhiên. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Ngô Quang Xuân cho hay việc trở thành thành viên các tổ chức khu vực như ASEAN, APEC, hay các tổ chức quốc tế lớn như LHQ, WTO... giúp cho Việt Nam có chìa khóa riêng để vào các “sân chơi” bình đẳng với tất cả các nước rất lớn, các nước vừa và nhỏ khác.

Đó là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, bình đẳng từ việc có ghế ngồi được chia đều đến bình đẳng làm lãnh đạo cơ chế các sân chơi đó. Cũng từ đó, Việt Nam có nhiều cơ hội, nhiều cơ sở pháp lý - chính trị và môi trường thuận lợi hơn để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, để khai thác và mở rộng hợp tác phát triển mọi mặt đầu tư, thương mại, du lịch và văn hóa.

Do đó, chắc chắn G20 tại Toronto sẽ là cơ hội để Việt Nam thể hiện một dấu ấn, vị thế mới trong tiến trình hội nhập khu vực và toàn cầu với những thông điệp, sáng kiến riêng mang trí tuệ Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các thành viên G20, trong đó có các nước đối tác ưu tiên.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,