221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1286452
Xung đột khoáng sản: "Kim cương máu" trở lại
1
Photo
null
Xung đột khoáng sản: 'Kim cương máu' trở lại
,

Cụm từ “kim cương máu” xuất hiện để chỉ loại đá quý khai thác ở những vùng xung đột và lạm dụng quyền con người như Liberia hay Sierra Leone. Giờ đây, người ta đang ngày càng lo ngại rằng cuộc chiến khoáng sản sẽ khiến “kim cương máu” trở lại.

Các quốc gia giàu khoáng sản như côban, đồng và vàng cũng thường là nơi diễn ra nạn tham nhũng mạnh mẽ, chế độ độc tài, hay nội chiến. Các nhóm phiến quân, chính phủ và những công ty khai thác khoáng sản “tiếp tay” cho những cuộc xung đột phát sinh khi mọi người chơi đều có tham vọng giành quyền kiểm soát khoáng vật lớn hơn.

Những quốc gia như Cộng hòa Dân chủ Congo (DROC) thường là nạn nhân của các nhóm phiến quân - vốn là tổ chức sử dụng lợi nhuận thu được từ khoáng sản để mua vũ khí, sử dụng trong các cuộc xung đột. Chính phủ lại thường thiết lập kiểu quản lý quân sự hà khắc ở những vùng mỏ sản xuất để bảo vệ “lợi ích quốc gia”. Dân cư địa phương hiếm khi thấy lợi ích mà chỉ là đối tượng chịu tác động trực tiếp của môi trường bị phá hủy trầm trọng bởi các tập đoàn khai khoáng.

Mô tả ảnh.
Nhọc nhằn đãi cát tìm vàng ở Congo. Ảnh: Reuters

DROC được cho là một trong những nước giàu có nhất thế giới về mặt tài nguyên. Tuy nhiên, nhu cầu khoáng sản và con đường khai thác tài nguyên lại gây ra rất nhiều vấn đề ở quốc gia đã “thừa bất ổn” này. Ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng sử dụng khoáng sản nhiều nhất đang thêm dầu vào đám lửa xung đột ở phía đông DROC.

Tại DROC, rất nhiều người - đặc biệt là phụ nữ và trẻ em - đang nằm trong tay các nhóm vũ trang cố gắng tìm kiếm lợi nhuận từ khoáng sản.

Theo báo cáo gần đây của LHQ, phiến quân Hutu của Lực lượng dân chủ giải phóng Rwanda (FDLR) tiếp tục tăng cường khai thác vàng ở phía nam và bắc tỉnh Kivu tại DROC, sau đó bán cho mạng lưới giao dịch ở Uganda, Burundi, Tanzania và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất để lấy tiền mua vũ khí. Nhóm phiến quân này còn có vũ khí tuồn ra từ chính quân đội trong khi phiến quân ở nước ngoài thì phối hợp gây quỹ và hoạt động.

Hiện ở Mỹ, chiến dịch chấm dứt chiến tranh và xung đột ở đông DROC đang ngày một phát triển. Tháng 5/2009, thượng nghị sĩ Mỹ Sam Brownback, Dick Durbin và Russ Feingold đã giới thiệu dự luật xung đột khoáng sản Congo 2009. Dự luật này kêu gọi Mỹ ủng hộ những nỗ lực trong việc điều tra, giám át và ngăn chặn các hoạt động liên quan tới tài nguyên thiên nhiên dính líu tới các nhóm buôn bán vũ khí trái phép hay vi phạm quyền con người ở đông Congo.

Dự luật này cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ giám sát chặt chẽ nguồn tài chính của các nhóm vũ trang tại các khu vực giàu khoáng sản thuộc đông Congo. Theo quy định, những công ty Mỹ đăng ký tiêu thụ các sản phẩm sử dụng khoáng sản quý hàng năm đều phải báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán về xuất xứ quốc gia có các loại khoáng sản này. Nếu nước đó là DROC hay quốc gia lân cận, công ty sẽ phải báo cáo cả xuất xứ mỏ khai thác.

Nếu dự luật được thông qua, khách hàng sẽ có quyền chọn lựa các sản phẩm điện tử “phi xung đột”.

Nói về đông DROC, thượng nghị sĩ Durbin cho biết: "Không nắm rõ về nó, hàng chục triệu người ở Mỹ có thể đặt tiền vào tay một số kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới, chỉ đơn giản bằng việc sử dụng điện thoại di động hay máy tính xách tay. Chúng ta nỗ lực làm tất cả để đảm bảo rằng các sản phẩm chúng ta sử dụng và nguồn khoáng sản chúng ta nhập khẩu không ủng hộ cho việc vi phạm nhân quyền ở châu Phi".

LHQ ước tính 200.000 phụ nữ đã bị cưỡng đoạt và các phe nhóm vũ trang vẫn ở đông Congo vẫn tích cực sử dụng trẻ em vào khai mỏ, chiến đấu hay những công việc khác. Quan chức và các nhóm nhân quyền Mỹ cho hay, những tổ chức vũ trang ở đông DROC đã ép dân làng đi khai thác khoáng sản, sử dụng lợi nhuận từ bán khoáng sản để mua vũ khí sử dụng trong các vụ bạo lực, xung đột.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama đang gây sức ép với các ngành công nghiệp trong nước nhằm chấm dứt sử dụng “khoáng sản xung đột” - nguồn gốc gây bạo lực ở đông DROC. Trong một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 14/5, các quan chức Mỹ đã gặp gỡ với những nhà điều hành đến từ nhiều công ty điện tử, ô tô… sản xuất sản phẩm chứa thiếc, vàng... Bộ này nhấn mạnh, họ đã thảo luận biện pháp để đảm bảo sản phẩm của các công ty không chứa khoáng sản vùng xung đột.

Sau khi các thượng nghị sĩ Mỹ có động thái ngăn chặn nguồn tiền từ những mỏ khai thác góp phần vào nội chiến tại DROC, nhóm Global Witness (GW) cũng kêu gọi châu Âu hành động tương tự. Theo GW, các nhóm vũ trang kiểm soát phần lớn giao dịch khoáng sản ở đông DROC, những người mua khoáng sản vùng xung đột có cả các quốc gia nằm tại những nước thành viên EU.

Một số chuyên gia đề xuất áp dụng “mô hình Kimberley”, tương tự như với kim cương trước đây. Kimberley Process ra đời năm 2003 là một hiệp định trừng phạt của LHQ được ký kết giữa 75 quốc gia nhập và xuất khẩu kim cương, những nhà kinh doanh kim cương và những tổ chức phi chính phủ. Mục đích của hiệp định là chứng nhận chất lượng kim cương bán ra thị trường tiêu dùng có nguồn gốc sạch sẽ, không xuất phát từ những vùng xung đột và vấy máu của người châu Phi.

Những người khác lại hoài nghi về việc có những cách thức luật pháp quốc tế để nỗ lực chống khai khai thác khoáng sản trái phép.

Coltan và Bauxite là hai nguồn tài nguyên giá trị, với nhiều “dấu ấn xung đột”.

Coltan - gọi tắt từ columbite-tantalite - là quặng kim loại chứa các thành phần sử dụng trong điện thoại di động, được khai thác chủ yếu ở vùng Kivu (một khu vực bị chiến tranh, xung đột tàn phá tại DROC). LHQ ước tính, DROC thu được 750 triệu USD lợi nhuận từ coltan trong giai đoạn 2000 - 2004.

Cuộc nội chiến 13 năm tới thời điểm này đã cướp đi sinh mạng của 5 triệu người, về thực chất là cuộc chiến tranh tài nguyên xung quanh các loại khoáng sản của DROC: trữ lượng phong phú về kim cương, vàng, thiếc, coltan... 200.000 trường hợp lạm dụng tình dục phụ nữ, trẻ em gái được ghi nhận…

Cộng hòa Guinea ở Tây Phi là nhà cung cấp quặng bauxite lớn của thế giới. Loại quặng này dùng để làm nhôm, sử dụng trong mọi thứ, từ lon soda tới máy bay. 20% GDP của Guinea - tương đương 857 triệu USD/năm, đến từ ngành công nghiệp khai thác quặng bauxite. Một hãng Trung Quốc gần đây đã nhất trí đầu tư 7 tỉ USD vào cơ sở hạ tầng của Guinea để đổi lại quyền khai thác quặng.

Tuy nhiên, nguồn bauxite giàu có lại không hề mang lại lợi ích cho 70% dân số Guinea sống ở mức nghèo khổ.

  • Thái An (Theo worldpress)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,