221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1292921
Mùa hè nóng bỏng của Tổng thống Pháp
0
Article
null
Mùa hè nóng bỏng của Tổng thống Pháp
,

- Ba năm trước đây, ông giành chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử. Tân Tổng thống của nước Pháp khi ấy đã nhận được 53% số phiếu bầu, chỉ đứng sau kỷ lục của người sáng lập ra nền Cộng hòa thứ 5 Charles de Gaulle vào năm 1965 và của François Mitterrand năm 1988.

Nicolas Sarkozy lên nắm quyền như một vị chính khách với tư tưởng hoàn toàn mới mẻ, được người dân trao niềm tin giữa bối cảnh đã từ lâu, họ không còn tin tưởng vào sự hữu dụng của bộ máy chính trị nước mình.

Các vụ bê bối dù đúng hay sai, có thật hay không đều đã ảnh hưởng tới danh tiếng về lòng chân thực của ông Sarkozy Ảnh: Reuters
Các vụ bê bối, dù đúng hay sai, có thật hay không, đều đã ảnh hưởng tới danh tiếng về lòng chân thực của ông Sarkozy. Ảnh: Reuters
Nhưng giờ đây, Tổng thống Pháp đang bị bao vây bởi những rắc rối kiểu cũ.

Nước Pháp đón ngày Quốc khánh (14/7) năm nay với quá nhiều cảm xúc chính trị: Phần cách mạng, phần sợ hãi, phần thất vọng, phần bi quan, phần còn thích thú... Bữa tiệc truyền thống tại điện Elysée bị hoãn lại theo tuyên bố của Tổng thống Sarkozy để cắt giảm chi tiêu, giảm gánh nặng nợ nần. Ánh sáng pháo hoa mừng ngày lễ đã lu mờ vì hàng loạt vụ bê bối chính trị liên tiếp xảy ra.

Nghiêm trọng nhất là cáo buộc đóng góp trái phép 150.000 euro tiền mặt cho quỹ tranh cử của ông Sarkozy năm 2007. Trong khi luật pháp Pháp quy định, tiền đóng góp chính trị của mỗi cá nhân không quá 7.500 euro (9.478 USD)/người/năm, trong đó có 150 euro (189 USD) tiền mặt. Số tiền này được cho là đến từ Liliane Bettencourt, người phụ nữ giàu nhất nước Pháp, thừa kế tập đoàn nổi tiếng L’Oréal.

Cung cấp thông tin chấn động là cựu trợ lý của bà, người chưa "bắt tận tay" vụ chuyển giao tiền nhưng khẳng định, cô được kể về điều đó. Tiền đóng góp được cho là chuyến tới Eric Woerth hiện là Bộ trưởng Lao động Pháp, nhân vật trụ cột trong kế hoạch cải cách hưu trí.

Khi còn là Thị trưởng Neuilly, ông Sarkozy biết rất rõ nhà Bettencourt. Mối quen thân giữa họ thế nào cũng là một vấn đề đang gây tranh cãi. Chỉ biết rằng tuần trước, nó đã dẫn tới cáo buộc nhà Bettencourt đã đóng góp trái phép cho sự nghiệp chính trị ban đầu của ông với các phong bì chật cứng tiền mặt. Tổng thống Pháp giận giữ phủ nhận thông tin này trong cuộc phỏng vấn được truyền hình trực tiếp tại Pháp đêm thứ hai.

Trước thông tin về vụ đóng góp trái phép, Bettencourt - người có tài sản ước tính khoảng 20 tỉ USD - đã bị cáo buộc có những tài khoản bí mật ở ngân hàng Thụy Sĩ để không phải đóng thuế ở Pháp. Việc trốn thuế của Bettencourt được cho là có liên quan tới Bộ trưởng Lao động. Dĩ nhiên, đã có những thông tin chứng tỏ ông Eric Woerth không dùng quyền lực của mình để giúp Bettencourt trốn thuế từ thanh tra thuộc Bộ Tài chính Pháp.

Ông Woerth có thể không làm điều gì sai trái như cáo buộc đưa ra, nhưng vụ việc gợi cho người dân có cảm giác về xung đột lợi ích. Trong khi ông đảm nhận công việc về chính sách thuế, thì vợ ông lại là một cố vấn tài chính cho Liliane Bettencourt. Woerth còn là người gây quỹ, phụ trách ngân quỹ trong chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy và phụ trách ngân quỹ của đảng cầm quyền UMP.

Mọi chuyện đưa ra thậm chí không hề có thực tế, nhưng vẫn làm vấn đề xuất hiện. Ông là Bộ trưởng đang thúc đẩy chuyện cải cách hưu trí gây nhiều tranh cãi, khiến hàng nghìn người dân đổ xuống đường phố biểu tình phản đối. Tin tức bê bối sẽ là hòn đá tảng chặn con đường cải cách vốn dĩ gập ghềnh và chật hẹp. Nhiều thành viên ngay trong đảng cầm quyền UMP đã yêu cầu cải tổ nhanh chóng, và có lẽ ông Woerth, người phủ nhận mạnh mẽ mọi việc làm sai trái, sẽ phải ra đi đầu tiên.

Trong buổi lên truyền hình tìm lại lòng tin dân chúng hồi đầu tuần, chính Tổng thống Pháp đã "gợi ý" ông Woerth nên từ chức phụ trách ngân quỹ của đảng để chuyên tâm vào cải cách hưu trí. Theo thông tin mới nhất của AP, dưới áp lực từ chính ông Sarkozy và vụ bê bối xảy ra, người phụ trách ngân quỹ UMP tuyên bố sẽ từ chức vào cuối tháng.

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các hôm qua (13/7), ông nói: "Đúng, tôi sẽ làm thế". Sau đó, thời báo Le Figaro dẫn lời ông Woerth rằng, ông sẽ từ chức vào 30/7, đủ để có thời gian tìm người kế nhiệm.

Có một quy tắc vàng của những vụ bê bối từ chính phủ là các lãnh đạo cần trả lời chi tiết về những cáo buộc và cung cấp nhiều nhất có thể các bằng chứng, tài liệu liên quan. Tổng thống Pháp và các trợ lý chọn cách lên truyền hình. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, cách này thực tế cũng không giúp gì nhiều cho ông, khi người Pháp không còn lòng tin ở nội các, khi thực tế uôn trái ngược với những gì nhà lãnh đạo tuyên bố.

Khi ông kêu gọi chính phủ làm gương trong chiến dịch thắt lưng buộc bụng, người dân lại được cung cấp thực tế là trong 3 năm cầm quyền, chính ông Sarkozy đã làm cho chi phí hoạt động của điện Elysée tăng mạnh; rằng ông không có ý định từ bỏ ba tòa nhà công: điện Elysée, khu nghỉ cuối tuần tại La Lanterne ở Versailles, hay khu nghỉ dưỡng Fort Bragançon bên bờ biển Địa Trung Hải cho dù thực tế không hề sống ở nơi nào trong số này...

Thay vì được nhìn thấy những đồng tiền đóng thuế của mình được sử dụng vào các mục đích, dự án hợp pháp, phục vụ an sinh xã hội, người dân lại thấy Christian Blanc - một quan chức chính phủ phụ trách phát triển khu vực Paris đã dùng tới 12.000 euro của người đóng thuế để... hút xì gà. Và trong tháng 3, Alain Joyandet, một quan chức khác cũng bị chỉ trích khi chi 116.500 euro thuê máy bay tư đáp tới Martinique cho cuộc họp khẩn cấp bàn về động đất ở Haiti.

Vậy cải cách chế độ hưu trí mà tâm điểm là nâng tuổi về hưu từ 60 lên 62 tuổi để giảm bớt gánh nặng chi phí ngân sách có khiến người dân nhất trí chấp thuận khi thực tế luôn diễn ra theo kiểu "trên chỉ đạo một đằng, dưới thực hiện một nẻo", kêu gọi dân chúng và chính phủ thực hiện tiết kiệm, nhưng các quan chức liên tục bị cáo buộc dính tới trốn thuế, hay tiêu xài hoang phí?

Đảng của ông Sarkozy đã thất bại trong cuộc bầu cử khu vực hồi tháng 3 và không khôi phục lại được vị trí. Ông sẽ đối mặt thế nào với cuộc bầu cử 2012? Làm sao để duy trì được sợi dây cân bằng mỏng manh giữa tránh bất ổn xã hội và đảm bảo cắt giảm thâm hụt ngân sách?

Mùa hè nóng bỏng liệu có "dịu mát" khi mùa thu tới, nước Pháp tuyên bố với châu Âu kế hoạch tiết kiệm của chính mình, khi Tổng thống Pháp thực hiện cải tổ chính phủ như đã nói trong buổi phỏng vấn trên truyền hình?

  • Thái An

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,