221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1290795
Sở có 10 giám đốc cũng không "xử" nổi nạn kẹt xe
1
Article
null
Sở có 10 giám đốc cũng không 'xử' nổi nạn kẹt xe
,

- Tại sao TP vẫn cấp phép xây nhà cao tầng ở trung tâm? Nếu cứ tiếp diễn, có 10 Giám đốc Sở GTVT cũng không giải quyết được nạn kẹt xe...

Chiều nay (5/7), các đại biểu HĐND TP.HCM thảo luận ở tổ về những bất cập của TP. Quy hoạch vẫn là chủ đề nóng.

Sao vẫn cấp phép?

Theo các đại biểu, một trong những phương án hạn chế dân tập trung quá đông ở khu vực trung tâm là di dời các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện ra ngoại thành. Thế nhưng hàng loạt cao ốc, văn phòng mọc lên chi chít ở quận 1, quận 3 lại đặt ra vấn đề về trách nhiệm của ngành quy hoạch - xây dựng.

ĐB Nguyễn Văn Minh cho rằng: “Chính cao ốc, văn phòng tập trung một lượng lớn người và phương tiện đổ dồn vào nhưng bản thân nó lại không đáp ứng được nhu cầu đỗ xe, để ôtô phải đậu ngoài đường” .

ĐB Ngô Minh Hồng đặt thẳng vấn đề: "Tại sao TP vẫn cấp phép xây nhà cao tầng ở khu vực trung tâm, thậm chí trên các tuyến đường nhỏ hẹp? Từng dãy xe hơi đậu dọc đường làm tắc đường khiến dân bức xúc. Điều này chứng tỏ việc quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa tốt, chưa đồng bộ”.

Các đại biểu cho rằng đến lúc phải hạn chế xe cá nhân trong tình hình kẹt xe như hiện nay. Ảnh: Thái Phương

Các đại biểu cho rằng đến lúc phải hạn chế xe cá nhân. Ảnh: Thái Phương

ĐB Huỳnh Công Hùng, Phó Ban Kinh tế - Ngân sách nói: “Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn thì có 10 Giám đốc Sở GTVT cũng không thể giải quyết được nạn kẹt xe”.

Một số ĐB cho rằng đến lúc phải hạn chế xe cá nhân. "Dù đụng chạm quyền lợi người dân nhưng không thể không làm”, ĐB Lê Thượng Mãn nói.

Ủng hộ quan điểm này, ĐB Võ Văn Sen cho rằng: “Nếu chưa tìm được giải pháp căn cơ “siết” xe cá nhân, cũng đừng lẩn tránh mà phải đối diện rồi tìm cách tháo gỡ”.

ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa lại không nghĩ như vậy: Có nên hạn chế xe cá nhân trong lúc phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu? Bởi xe buýt không tiện lợi, tất nhiên người dân sẽ phải đi xe cá nhân để học hành, làm việc…

"Mong nước thải sau xử lý nuôi được cá vàng"

Cũng như quy hoạch, kẹt xe, chuyện ô nhiễm môi trường dường như chưa khi nào “bớt nóng” tại các kỳ họp HĐND.

Báo cáo của UBND TP.HCM nêu con số khả quan: 13/13 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-KCX) trên địa bàn TP đã được đấu nối cống xả vào hệ thống xử lý nước thải.

Thế nhưng chính con số này lại làm nhiều ĐB “giật mình”.

ĐB Nguyễn Văn Minh nói chỉ cần nhìn dòng kênh nước chảy đen ngòm cạnh các nhà máy, xí nghiệp… là biết con số trên có phản ánh đúng bản chất hay không. “Như kênh An Hạ, huyện Củ Chi ngày càng ô nhiễm trầm trọng, người dân than trời vì hôi thối mà các nhà máy, xí nghiệp gần đó đều có hệ thống xử lý nước thải thì thật lạ!” .

’Các

Các ĐB ở tổ 3 thảo luận các vấn đề "nóng" về quy hoạch, hạn chế xe cá nhân và ô nhiêm môi trường. Ảnh: Thái Phương

Một số đại biểu đặt thẳng vấn đề chất lượng của hệ thống xử lý nước thải: Liệu nước thải trong quá trình sản xuất có được công ty đấu nối vào hệ thống xử lý? Hay cứ trời mưa, ban đêm là nước thải lại đổ ào ạt trực tiếp ra kênh, rạch…

Nhắc đến ô nhiễm môi trường, kênh Ba Bò ở TP.HCM dường như được ưu tiên số 1. Dù TP đã bỏ hàng chục tỷ đồng cho dự án cải tạo dòng "kênh chết" nhưng muốn hết ô nhiễm, người dân lại phải trông chờ vào các KCN ở… Bình Dương.

“Lãnh đạo TP cần mạnh tay xử lý một vài đơn vị để làm gương cho các doanh nghiệp gây ô nhiễm khác. Nếu “xử” Vedan lỏng lẻo sẽ tạo tiền lệ không tốt và khiến người dân bất bình” - ĐB Võ Văn Sen thẳng thắn.

ĐB Nguyễn Châu Kỳ tiếp lời: "Nếu không có tiếng nói cứng rắn và kiên quyết của UBND TP.HCM thì người dân Cần Giờ biết kêu ai?".

“Ở nước ngoài, tôi thấy nước thải sau khi xử lý có thể nuôi được cá vàng. TP mình nên có biện pháp kiên quyết với các nhà máy, xí nghiệp để nước thải xử lý ra môi trường không nuôi được cá vàng thì cũng là cá trê hay lươn” , ông Kỳ nói.

  • Thái Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,