221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1304927
Đường sắt cao tốc: Quyết định đầu tư thuộc về Quốc hội
1
Article
null
Đường sắt cao tốc: Quyết định đầu tư thuộc về Quốc hội
,

- Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng thông tin với báo chí chiều nay rằng, hiện Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với Nhật Bản lập báo cáo nghiên cứu khả thi hai tuyến đường sắt cao tốc, chứ chưa xây dựng ngay. Một báo cáo lớn thông thường phải 3 - 4 năm mới xong.

>> Tái khởi động dự án đường sắt cao tốc
>>"Siêu dự án" và trách nhiệm của Quốc hội

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra chiều nay (31/8), Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã chủ động trả lời "đón" trước về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Văn phòng Chính phủ cũng chủ động phát tài liệu cho báo chí quyết định của Thủ tướng (ký từ tháng 7) về việc lập dự án nghiên cứu.

Lập dự án mất 3 - 4 năm

Theo Bộ trưởng Giao thông Hồ Nghĩa Dũng, trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi, Chính phủ đã báo cáo dự án tiền khả thi về dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT) nhưng do nhiều lý do nên QH chưa thông qua chủ trương xây dựng.

Mô tả ảnh.
Quốc hội biểu quyết dự án đường sắt cao tốc ngày 19/6 vừa qua. Ảnh: LAD
Một trong các lý do là báo cáo tiền khả thi chưa làm rõ hết từ quy mô, tác động đến sức chịu đựng của nền kinh tế.

Tại thời điểm này, Chính phủ chưa có chủ trương hay bất kỳ kế hoạch nào để xây đường sắt cao tốc ngay. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu là cần thiết để làm rõ thêm những góp ý của ĐBQH.

Về lý do vì sao chọn đối tác Nhật Bản, ông Dũng cho hay, đây là nước có tài trợ vốn ODA song phương lớn nhất, tập trung hạ tầng kinh tế, đặc biệt hạ tầng giao thông. Tất cả các dự án hợp tác với Nhật Bản đã đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế.

Ông Dũng giải thích thêm, trong các dạng ODA có ODA hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại, chẳng hạn nghiên cứu quy hoạch, chiến lược phát triển giao thông, an toàn giao thông hoặc giúp ta nghiên cứu nhiều dự án cụ thể.

Trong chương trình hợp tác tài khóa 2010- 2011, Việt Nam cũng đặt vấn đề tiếp tục nghiên cứu dự án ĐSCT tập trung hai đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang, thêm tuyến đường sắt Hà Nội - Nội Bài trong quy hoạch giao thông nội đô.

Thủ tướng đồng ý để tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản để triển khai 2 dự án trên.

Theo ông Dũng, hiện nay Bộ đang bàn với JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) để thống nhất nội dung, đề cương nghiên cứu các dự án.

Theo đó, Bộ GTVT sẽ là cơ quan chủ quản dự án, giao Tổng công ty Đường sắt làm chủ đầu tư. Giao tư vấn của đường sắt phối hợp tư vấn Nhật Bản để triển khai dự án.

"Việc chuẩn bị nghiên cứu là cần thiết. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ xem xét tính khả thi của dự án và sức chịu đựng của nền kinh tế để từ đó mới trình QH quyết định thời điểm để làm. Việc chuẩn bị có lẽ khá lâu dài. Một báo cáo lớn thông thường phải 3 - 4 năm mới xong", ông Dũng cho hay.

Bộ trưởng Giao thông nói rõ hơn, đây mới đang là nghiên cứu để lập dự án, không dùng vốn nhà nước mà là vốn tài trợ không hoàn lại ODA. Không có ràng buộc điều kiện nào giữa khâu nghiên cứu dự án và đầu tư dự án.

Nhật Bản là đối tác hỗ trợ nghiên cứu, nhưng doanh nghiệp nào, công nghệ nào, nước nào đầu tư dự án sẽ còn phải tính tiếp.

Về quan điểm tại sao không mở rộng khổ đường1.435mm để tiết kiệm chi phí, ông Dũng tiếp tục khẳng định, vướng mắc là khâu giải phóng mặt bằng. Do vậy, chắc chắn sẽ phải lập tuyến mới. "Tất nhiên còn nhiều phương án khác nữa mà trong quá trình lập dự án sẽ tính đến".

"Quan điểm của tôi là phải có một tuyến đường sắt thứ hai, còn công nghệ nào, đường sắt cao tốc hay đường sắt tốc độ cao thì phải nghiên cứu xem xét để chọn thời điểm phù hợp. Có thể 5 năm, 10 năm, 20 năm, phải báo cáo QH nhiều phương án", ông Dũng nói.

Ông Dũng nói thêm: "Quyết định đầu tư thuộc về Quốc hội".

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,