221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1300799
"Khi lâm sự, không hiểu ông nào đứng ra giải quyết"
1
Article
null
Bước đầu bỏ HĐND huyện, quận, phường:
'Khi lâm sự, không hiểu ông nào đứng ra giải quyết'
,

- Theo Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, người dân có rất nhiều "ông" đại diện, nào HĐND các cấp, Mặt trận, Quốc hội, nhưng khi lâm sự, không hiểu "ông" nào đứng ra giải quyết.

Đề xuất bỏ HĐND huyện, quận, phường trong cả nước

Dành hẳn một buổi chiều để nghe 10 địa phương thí điểm báo cáo tình hình không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, ông Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu các tỉnh hoàn thiện báo cáo, tìm thêm lý lẽ để thuyết phục 53 tỉnh, thành còn lại đồng ý bỏ HĐND huyện, quận, phường.

Bộ máy gần dân hơn

Mô tả ảnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Nên mở rộng dân chủ trực tiếp để người dân được trực tiếp giám sát chính quyền. Ảnh: LN
Ban chỉ đạo Trung ương chiều 16/8 đã tổ chức tổng kết bước đầu thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường.

Như ý kiến của lãnh đạo 10 tỉnh, chủ trương bỏ HĐND huyện, quận, phường mang lại nhiều lợi ích: bớt các khâu báo cáo, phê duyệt trung gian mang tính hình thức, tinh giản biên chế, tiết kiệm thời gian hội họp. Các vấn đề kinh tế, xã hội không cần phải thông qua HĐND nhưng các UBND vẫn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chỉ đạo điều hành trên - dưới có phần thông suốt, linh hoạt hơn.

Nói như Phó Chủ tịch UBND Quảng Trị Nguyễn Đức Chính, trước kia, khi vẫn còn hội đồng, hễ các vị đại biểu hội đồng kiêm lãnh đạo chính quyền cấp cao nhất mà đi tiếp xúc cử tri thì dân luôn kéo đến rất đông bởi kiến nghị nêu ra có cơ may được giải quyết rốt ráo. Còn hầu như các vị đại biểu HĐND thuần túy đi tiếp xúc cử tri cũng chỉ để tiếp nhận ý kiến và nêu vấn đề chứ không giải quyết được việc gì.

"Bộ máy gần dân hơn, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính cũng được tăng lên", Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đánh giá.

Cả lãnh đạo Trung ương và địa phương đều tán thành "không tổ chức HĐND huyện, quận, phường không ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như quyền làm chủ của người dân".

Kiến nghị đưa ra, đó là mở rộng không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trên toàn quốc, mà trước mắt sửa ngay một vài điểm trong Hiến pháp liên quan đến chính quyền địa phương. Lãnh đạo TP.HCM và Đà Nẵng còn đề xuất bỏ HĐND xã ở những vùng đã đô thị hóa.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Ban chỉ đạo TƯ sẽ xin phương án chỉ đạo cụ thể xem sẽ tiếp tục thí điểm ở 10 tỉnh, thành hay làm đại trà toàn quốc, hoặc thậm chí vẫn thí điểm nhưng sẽ mở rộng cho các tỉnh, thành khác.

Hạn chế đại biểu "cơ cấu"

Dù chọn phương án nào, việc cần làm, theo Phó Thủ tướng vẫn là phải chuẩn bị các quy chế hoạt động để đảm bảo sự phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, đảm bảo vai trò giám sát của HĐND cấp tỉnh.

Hiện, Bộ Nội vụ đang phối hợp cùng MTTQ soạn thảo quy chế phối hợp.

Mô tả ảnh.

Để tăng sức mạnh cho HĐND cấp tỉnh, nên hạn chế đại biểu kiểu cơ cấu. Trong ảnh là một phiên họp HĐND TP Hà Nội. Ảnh: PH

"Nên mở rộng hơn nữa dân chủ trực tiếp để người dân được trực tiếp giám sát chính quyền", Phó Thủ tướng nói.

Theo ông Sinh Hùng, người dân hiện nay có rất nhiều "ông" đại diện, nào Hội đồng các cấp, Mặt trận, Quốc hội... "nhưng khi lâm sự, không hiểu ông nào sẽ đứng ra giải quyết vấn đề".

Nhiều đại biểu đề xuất tăng số lượng đại biểu chuyên trách cho HĐND cấp tỉnh để đảm đương phần việc từ cấp dưới chuyển lên.

Để tăng sức mạnh cho HĐND cấp tỉnh, theo Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Văn Khương, nên hạn chế đại biểu hội đồng kiểu cơ cấu, phải có đủ mặt các sở ngành.

"Vì giám đốc sở mà kiêm đại biểu HĐND thì ai dám phản biện. Hễ cứ đưa càng nhiều đại diện chính quyền vào thì hội đồng càng yếu", ông Khương nói.

Nhiều vấn đề khác cũng được đưa ra bàn luận như chủ trương nhất thể hóa các chức danh bí thư, chủ tịch, làm rõ mô hình chính quyền đô thị, nông thôn...

Tuy nhiên, các phương án đề xuất vẫn sẽ còn tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện trong quá trình tổng kết và trình Ban chấp hành Trung ương.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,