221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1297372
Mùa chính trị nóng với đất hiếm và Biển Đông
1
Article
null
Mùa chính trị nóng với đất hiếm và Biển Đông
,

Chuyện “phong tỏa” nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc trở nên nóng hơn khi nước này không ngại ngần đưa ra tuyên bố cứng rắn với Mỹ xung quanh Biển Đông.

Mỹ và châu Âu chưa từng phải lo nghĩ đến nguồn cung cấp các kim loại hiếm dùng trong nhiều ngành công nghệ chủ chốt, từ động cơ tổ hợp đến điện thoại di động, chất siêu dẫn, rađa và bom thông minh.

Việc thiếu hoạch định kế hoạch chiến lược của phương Tây đã để cho Trung Quốc nắm giữ vị trí độc quyền thế giới trong danh mục 17 kim loại hiếm.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu những kim loại này tới 72% trong nửa cuối năm nay. Đây có lẽ là quyết định gây tác động rất lớn với các cường quốc xung quanh cuộc tranh giành nguồn tài nguyên hiếm có.

s
Mỏ đất hiếm Bayan Obo, Trung Quốc. Ảnh: aist

Lầu Năm Góc và Cơ quan Năng lượng Mỹ vẫn đang vật lộn tính toán, cân nhắc ý nghĩa sống còn của nó với an ninh Mỹ.

Một báo cáo nội bộ từ Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) đã đưa ra những thông tin thực tế nhất về tình hình hiện tại. “Trước đây, Mỹ có mặt trong mọi giai đoạn của chuỗi cung cấp kim loại đất hiếm, nhưng giờ đây, phần lớn tiến trình gia công kim loại hiếm này lại diễn ra ở Trung Quốc, thực tế đem lại cho nước này một vị trí độc quyền. Năm 2009, Trung Quốc sản xuất khoảng 97% oxit đất hiếm. Tái thiết một chuỗi cung cấp đất hiếm của Mỹ có thể phải mất 15 năm”, báo cáo nhấn mạnh.

Chuyện “phong tỏa” nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc trở thành vấn đề nóng hơn khi những ngày gần đây, nước này đã không ngại ngần đưa ra tuyên bố cứng rắn với Mỹ xung quanh Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” với vùng biển là một trong những tuyến vận chuyển hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Điều đáng chú ý là, vùng biển này cách khá xa Trung Quốc nhưng lại gần Việt Nam, Philippines và Brunei.

Tranh cãi chủ quyền tại Biển Đông không còn là điều mới mẻ, nhưng mới là ở chỗ, Trung Quốc đã chọn cách gây áp lực với vấn đề khi vùng biển này là “lợi ích cốt lõi” của họ, đồng thời tiến hành các cuộc diễn tập không quân, hải quân bắn đạn thật tại đây.

Tương tự như vậy, phản ứng của chính quyền Obama mới là ở chỗ đã chọn cách “kháng cự” - một sự thay đổi về chiến thuật. "Chúng tôi phản đối việc sử dụng hoặc đe doạ vũ lực của bất kỳ bên nào liên quan. Các bên tham gia tranh chấp theo đuổi các tuyên bố chủ quyền và các quyền kèm theo đối với vùng biển phải phù hợp với công ước LHQ về luật Biển”, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức cho rằng, đây là cách “tấn công vào Trung Quốc” và cáo buộc Washington cố gắng “ép” các nước nhỏ hơn sang bên trong cuộc tranh cãi.

Trở lại báo cáo của GAO. Cơ quan này nhấn mạnh, Mỹ từng tự túc kim loại đất hiếm trong hầu hết kỷ nguyên hậu chiến. Mỏ khai thác chính tại Mountain Pass ở California đóng cửa những năm 1990 khi Trung Quốc tràn ngập thị trường với hàng hoá xuất khẩu và khiến các mỏ phương Tây ra khỏi ngành khai thác này. Dần dần, những nhà máy chế biến gia công có trụ sở tại Mỹ do các hãng Đức hay Nhật sở hữu bắt đầu chuyển hoạt động sang Trung Quốc.

Hàng loạt công nghệ vũ khí Mỹ như xe tăng M1A2 Abrams hay rađa Aegis Spy-1, tên lửa Hell Fire, thiết bị vệ tinh, hàng không, thiết bị nhìn đêm… đều cần tới kim loại đất hiếm từ Trung Quốc. Kim loại đất hiếm được ví như “muối của cuộc sống” với cuộc cách mạng công nghệ cao – khi xuất hiện từ iPad tới Blackberry, tivi tinh thể lỏng, máy lọc nước, hoặc laser.

Ngành công nghiệp ô tô cũng phụ thuộc lớn vào kim loại đất hiếm.

Các quốc gia không thể sở hữu những kim loại này - ở bất cứ giá nào - cũng sẽ không có “phần” trong cuộc cách mạng công nghệ.

Nhật Bản đã có một “chiến lược đảm bảo nguồn cung kim loại hiếm ổn định”. Các công ty Nhật cuống cuồng tích trữ nguồn tài nguyên quý hiếm trong suốt 5 năm qua - đó có thể là một lý do tại sao Trung Quốc cắt giảm nguồn cung đất hiếm.

Hiệp hội Vật liệu từ tính Mỹ cảnh báo, Mỹ đã bị cuốn vào một “cuộc khủng hoảng thầm lặng” và cần nhanh chóng kiến tạo lại chuỗi cung cấp của chính mình trong vòng 3 - 5 năm. "Cần hành động ngay lập tức để đưa Mỹ thoát khỏi ưu thế nước ngoài”.

Kim loại hiếm trên thực tế không phải quá hiếm. Một số lượng lớn tồn tại ở Mỹ, Canada, Australia, Nam Phi, Nga, Thụy Điển, Việt Nam…Hiếm là ở chỗ có thể tìm ra những tài nguyên ấy ở một nơi tập trung.

Các cường quốc phương Tây hiện tại đã bắt đầu đổ tiền của vào khai thác trở lại kim loại hiếm. Những nhà đầu tư mạo hiểm có thể muốn nhìn vào Molycorp Inc, đã mở lại mỏ Mountain Pass. Cùng với Arafura và Lynas Corp ở Australia, hãng này hy vọng sẽ sản xuất khoảng 50.000 tấn kim loại đất hiếm vào giữa thập niên này. Dĩ nhiên, nó không đủ đáp ứng nhu cầu của thế giới.

Việc cắt giảm xuất khẩu của Bắc Kinh có thể hiểu ở một mức nào đó. Ngành công nghiệp nội địa cần đến phần lớn sản lượng của chính Trung Quốc trong vòng 3 - 4 năm. Đồng thời, quyết định hạn chế xuất khẩu cũng có thể nhằm bắt các công ty công nghệ nước ngoài xây dựng nhà máy tại Trung Quốc. Nếu quả thực vậy thì đó là động thái phá vỡ quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Một lần nữa, người ta lại được chứng kiến cách tham gia của Trung Quốc trong cuộc chơi toàn cầu: Tận dụng mọi lợi thế khi vào WTO để tiếp cận thị trường phương Tây nhưng không mở cửa thị trường của chính mình ở mức độ tương tự.

* Theo tài liệu của Cục điều tra địa chất Mỹ, tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học với những tên gọi rất khó phát âm như yttrium, dysprosium and neodymium… gọi là kim loại đất hiếm. Chúng có có hàm lượng rất nhỏ có trong trái đất.

Những nguyên tố này được dùng trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao như laser, tấm pin năng lượng mặt trời, đánh bóng thủy tinh và đồ sứ; bộ chuyển đổi tiếp xúc ô tô, màn hình máy tính, chiếu sáng, ti vi và dược phẩm… Kim loại đất hiếm là thứ hàng hóa “được khao khát” trong công nghệ cao và khá đắt đỏ.

  • Thái An (Theo Telegraph)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,