221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1309503
Trung Quốc và cuộc "đại tu" giới lãnh đạo
1
Article
null
Trung Quốc và cuộc 'đại tu' giới lãnh đạo
,

Việc xáo trộn lớn về mặt nhân sự trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc năm 2012 xuất hiện trong một thời điểm cực kỳ quan trọng của lịch sử hiện đại Trung Quốc, với mô hình kinh tế qua nhiều thập niên tăng trưởng nhanh đang có xu thế trở thành không bền vững, bất ổn xã hội gia tăng, và những kháng cự quốc tế với các chính sách của Trung Quốc cũng gia tăng.

LTS: Năm 2012, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) sẽ nghỉ hưu và một thế hệ mới - thế hệ thứ 5 - dẫn dắt đất nước. Cuộc chuyển giao sẽ ảnh hưởng tới các bộ máy ra quyết định quyền lực nhất của CPC, xác định thành phần của Ủy ban Trung ương đảng lần thứ 18, Bộ Chính trị, và quan trọng nhất là 9 thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị - bộ phận cốt lõi của quyền lực chính trị tại Trung Quốc.

Thế hệ thứ 5 có đặc điểm gì? Sự cân bằng giữa phái dân sự và quân sự ra sao? Xu thế cũ - mới đan xen thế nào? John Mauldin có bài viết đăng trên Forbes. Bài viết này thể hiện quan điểm riêng của tác giả, để có thông tin đa chiều, chúng tôi xin giới thiệu cùng độc giả.

s
Năm 2012, chỉ Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh) và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường ở lại Ban Thường vụ Bộ Chính trị - cơ quan ra quyết định chủ chốt ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trong khi có nhiều phân tích về sự bấp bênh trong quá trình chuyển giao thì cũng có ít lý do để dự đoán về một cuộc khủng hoảng kế nhiệm. Tuy nhiên, việc xáo trộn lớn về mặt nhân sự lại xuất hiện trong một thời điểm cực kỳ quan trọng của lịch sử hiện đại Trung Quốc, với mô hình kinh tế qua nhiều thập niên tăng trưởng nhanh đang có xu thế trở thành không bền vững, bất ổn xã hội gia tăng, và những kháng cự quốc tế với các chính sách của Trung Quốc cũng gia tăng.

Cùng thời điểm đó, những đặc điểm của các nhà lãnh đạo thế hệ thứ 5 được cho là khá thận trọng và cân bằng giữa giới lãnh đạo dân sự và tầng lớp quân sự ngày càng gia tăng ảnh hưởng cũng như tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Điều này sẽ dẫn tới sự bất đồng trong chính sách, thậm chí cả khi hai nhóm vững vàng cam kết duy trì chế độ.

Thế hệ lãnh đạo Trung Quốc nổi lên từ năm 2012 có vẻ sẽ không sẵn sàng hoặc không thể dứt khoát tiến hành những cải tổ cơ cấu sâu rộng, tập trung một cách ám ảnh vào việc duy trì ổn định trong nước, và quả quyết hơn trong việc theo đuổi các lợi ích cốt lõi chiến lược.

Cũng như giới lãnh đạo dân sự sẽ thay đổi, quân sự Trung Quốc sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn trong tầng lớp lãnh đạo năm 2012. Ảnh hưởng quân sự với chính trị và chính sách Trung Quốc đã gia tăng trong thập niên qua, khi nước này nỗ lực chuyên nghiệp và hiện đại hóa lực lượng vũ trang, mở rộng khả năng của quân đội để tham gia sâu hơn những vấn đề quốc tế và đối mặt với thách thức ổn định tình hình an ninh trong nước.

Lãnh đạo quân sự thế hệ thứ 5 là tầng lớp đầu tiên xuất hiện từ tiến trình hiện đại hóa quân đội, và có sự nghiệp ảnh hưởng bởi những ưu tiên từ một nước Trung Quốc giờ đây đã trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu. Họ nắm giữ vị trí vào đúng thời điểm ngân sách quân sự, tầm phát triển và ảnh hưởng với chính trị đang gia tăng, và khi vai trò của quân đội được mở rộng ra ngoài phạm vi một người bảo vệ an ninh quốc gia trở thành người dẫn dắt đất nước khi Trung Quốc tiến xa hơn, thăng hạng hơn trong quyền lực quốc tế.

Thế hệ lãnh đạo dân sự

Việc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc luôn chất chứa tình trạng không rõ ràng vì nước này không có một tiến trình vững chắc cho việc chuyển giao quyền lực giữa các lãnh đạo và giữa các thế hệ. Nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông không thiết lập một tiến trình chính thức trước khi ông qua đời, dẫn đến việc tranh giành quyền lực.

Người kế nhiệm ông, Đặng Tiểu Bình, cũng là một vị lãnh đạo mạnh mẽ - người có sức mạnh cá nhân có thể gạt sang bên những quy định và thể chế. Nhưng khi về hưu, ông cũng không thành công trong việc định ra tiền lệ kế nhiệm rõ ràng. Đặng Tiểu Bình vẫn duy trì ảnh hưởng lớn sau khi chính thức nghỉ hưu và chuyển giao quyền lực cho Giang Trạch Dân, cũng như người kế nhiệm ông là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Mặc dù Trung Quốc không có bất kỳ quy định rõ ràng nào về việc chuyển giao quyền lực, nhưng các tiền lệ và quy định bất thành văn đã được chú ý quan sát. Những năm gần đây, người ta chứng kiến xu thế củng cố thêm các quy định này. Đặng Tiểu Bình đã đưa ra một tấm gương tạo nên sự chuyển giao bằng phẳng năm 2002 từ Giang Trạch Dân dến Hồ Cẩm Đào bất chấp căng thẳng phe phái phía sau.

Đặng Tiểu Bình cũng chỉ định Hồ Cẩm Đào là người kế nhiệm Giang Trạch Dân. Điều này giúp Hồ Cẩm Đào "tận dụng " uy thế của Đặng Tiểu Bình, thiết lập bầu không khí chắc chắn và ngăn chặn nguy cơ tranh giành quyền lực có thể xảy ra. Mô hình này lần nữa được củng cố khi Giang Trạch Dân đưa Phó Chủ tịch Tập Cận Bình vào hàng ngũ kế cận Hồ Cẩm Đào trong năm 2012. Quá trình chuyển giao sắp tới đây sẽ kiểm nghiệm xem xu thế hướng tới ổn định chuyển giao quyền lực thế nào.

Đặc điểm của thế hệ thứ 5

Nhân tố định nghĩa rõ nhất một thế hệ lãnh đạo Trung Quốc chính là nền tảng lịch sử. Thế hệ lãnh đạo đầu tiên tự định nghĩa bằng sự thành lập đảng Cộng sản và cuộc Trường chinh những năm 1930. Thế hệ thứ hai ra đời trong cuộc chiến chống Nhật (Thế chiến II) và thế hệ thứ ba xuất hiện trong cuộc nội chiến cũng như thành lập nước năm 1949. Thế hệ thứ tư gắn liền với Phong trào Đại Nhảy vọt cuối những năm 1950 - nỗ lực đầu tiên của Mao Trạch Đông để chuyển dịch toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

Thế hệ thứ 5 là nhóm các nhà lãnh đạo đầu tiên không thể - hoặc có thể chỉ rất ít - xác định được thời gian. Những nhà lãnh đạo này được "tôi luyện" trong Cách mạng Văn hóa (1967-1977). Trường học, trường đại học bị đóng cửa năm 1966, thanh niên được đưa về các vùng nông thôn để lao động, trong đó có rất nhiều thành viên của thế hệ lãnh đạo này như Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một số thanh niên có thể trở lại trường học sau năm 1970, nơi họ chỉ nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và hệ tư tưởng CPC, trong khi những người khác tìm tới nền giáo dục chính thức khi trường mở lại sau thời kỳ Cách mạng Văn hoá. Rất ít người được đào tạo ở nước ngoài, vì thế trong những ngày hình thành tư tưởng, họ không hoà hợp được với tư tưởng và kiến thức nước ngoài (trong khi thế hệ trước đã gửi một số nhà lãnh đạo trẻ đi học tập tại Liên Xô).

Vào cuối những năm 1970, khi các cơ hội giáo dục được mở rộng hơn, các nhà lãnh đạo tiềm năng đã tạo dựng được nền tảng khá rộng ở nhiều lĩnh vực. Rất nhiều người là luật sư, nhà kinh tế, nhà khoa học xã hội… tương phản với các kỹ sư, các nhà khoa học tự nhiên vốn chiếm ưu thế trong tầng lớp lãnh đạo các thế hệ trước.

Năm 2012, chỉ Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường còn ở lại Ban Thường vụ Bộ Chính trị - cơ quan ra quyết định chủ chốt ở Trung Quốc. Bảy thành viên mới sẽ gia nhập Ban Thường vụ, tất cả sẽ đến từ Bộ Chính trị và đều sinh sau tháng 10/1944, để phù hợp với một quy định bất thành văn được thiết lập thời Đặng Tiểu Bình, khi ông Đặng yêu cầu các lãnh đạo Trung Quốc nghỉ hưu ở tuổi 70.

* Còn tiếp

  • Thái An (Theo Forbes)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,