221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1308627
Xác định toàn diện hành vi mua bán người
1
Article
null
Xác định toàn diện hành vi mua bán người
,

- Nếu không quy định đầy đủ, toàn diện các hành vi mua bán người và các hành vi liên quan sẽ khó xác định việc phòng, chống cũng như xử lý tội mua bán người - Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba nhấn mạnh khi góp ý dự án Luật phòng, chống mua bán người sáng nay (17/8).

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba. Ảnh: VNN
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba. Ảnh: VNN
Nhận diện và quy định hành vi mua bán người cũng như các hành vi liên quan là một trong những nội dung mà các thành viên UBTVQH chưa hài lòng khi thảo luận.

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba nói dự án luật này phải quy định đầy đủ, toàn diện các hành vi mua bán người, hành vi có liên quan đến mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người.

Nếu không đảm bảo sẽ khó xác định các biện pháp phòng, chống cũng như xử lý tội mua bán người triệt để.

Một số quy định về các biện pháp phòng, ngừa mua bán người, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình, chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân bị mua bán trở về, bảo vệ an toàn cho nạn nhân... được cho là quá rộng, không phù hợp điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện thực tế của Việt Nam.

Những quy định về xử lý hành vi mua bán người, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cũng thiếu cụ thể, chưa đầy đủ, gây khó khăn trong quá trình áp dụng.

Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng không đồng tình chính sách hỗ trợ nạn nhân có nhiều điểm "quá" như "nạn nhân khi trở về địa phương nếu thuộc hộ nghèo hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn thì được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu."

Theo bà Mai, các chính sách xã hội như vậy thực tế vẫn được áp dụng cho người nghèo và nếu nạn nhân là người có hoàn cảnh khó khăn sẽ đương nhiên được trợ giúp. Việc quy định trong luật không cần thiết.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng luật chưa quy định, chuẩn hóa trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, bộ ngành liên quan lồng ghép trong nội dung phòng, chống mua bán người. Nhiều biện pháp phòng, chống lẫn lộn như "trong phòng có chống" làm cho quy định của luật không có tính thuyết phục.

Kháng nghị không thể cầu may

Cũng trong sáng nay, UBTVQH cho ý kiến dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao, dự án luật đề nghị sửa đổi, bổ sung 62 điều.

Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình đặt câu hỏi việc sửa đổi luật có đảm bảo tạo cơ chế xem xét có một số vụ án sau khi xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thời gian qua phát hiện có sai lầm nghiêm trọng.

Ông Bình nói thực tiễn này để tồn tại quá lâu, gây bức xúc. "Đảng có những chủ trương, sau áp dụng thực tiễn thấy sai phải sửa. Dù là cơ quan xét xử cao nhất thì nếu phát hiện sau, Hội đồng thẩm phán Tòa phải sửa vì lợi ích của người dân", ông Bình nói.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận không đồng tình việc sửa đổi điều 295a và 295b liên quan đến vấn đề như ông Bình đề cập, trong đó kiến nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thấm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Theo ông, cơ chế giải quyết đặt ra trong hai điều luật này liên quan đến vai trò của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn "lằng nhằng giữa quyền của anh - quyền của tôi", dân không biết thế nào để theo. "Việc kháng nghị phải đúng, phải trúng chứ không phải cầu may", ông nói.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,