221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1310294
ASEAN - Mỹ: Khi lợi ích chiến lược kết nối
1
Article
null
ASEAN - Mỹ: Khi lợi ích chiến lược kết nối
,

 - Một chiến lược với những gạch đầu dòng hành động cụ thể cho thấy ASEAN và Mỹ không muốn chậm trễ hiện thực hóa lợi ích hợp tác, cũng như tham vọng sớm nâng cấp quan hệ trong tương lai gần.

Từ cuộc gặp lịch sử đầu tiên tại Singapore năm ngoái, cuộc gặp Cấp cao giữa ASEAN và Mỹ lần hai có thể coi là một bước tiến quan trọng khi tạo ra những kết nối lợi ích cụ thể trong tác hợp giữa hai bên.

Nhận diện những yếu tố “gắn kết tốt hơn” giữa ASEAN và Mỹ, trong cuộc họp hôm 24/9 tại New York, các nhà lãnh đạo hai bên khẳng định việc mở rộng hợp tác sẽ đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Nam Á cũng như khu vực Đông Á.

Những tuyên bố của Tổng thống Mỹ tại cuộc họp một lần nữa khẳng định sự ủng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN là một đối sách khôn ngoan. ASEAN đang nổi lên là khu vực hội nhập thành công, vai trò động lực của các cơ chế hợp tác liên kết khu vực, một Cộng đồng sắp hình thành với gần 600 triệu dân, chiếm tỷ trọng thương mại lớn của khu vực… Đánh giá vai trò không thể bỏ qua của ASEAN cũng là sự nhận diện nhân tố liên kết, cân bằng cần thiết trong khu vực, đảm bảo chiến lược lâu dài củng cố sự hiện diện toàn diện ở châu Á của Mỹ vốn bỏ khuyết trước đó.

Về phần mình, kết nối lợi ích với một trong những đối tác lớn ngoài khu vực, ASEAN tỏ ra không ngừng hiện thực hóa chính sách tiếp cận hai chân kiềng, bên cạnh ưu tiên thúc đẩy liên kết và xây dựng cộng đồng là tăng cường quan hệ đối ngoại, qua đó bảo đảm vai trò "chủ đạo" của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác khu vực.

Trong Tuyên bố chung, hai bên đã hoạch định một chiến lược hành động toàn diện, chi tiết để không chậm trễ hiện thực hóa lợi ích hợp tác chung.

Mô tả ảnh.
ASEAN và Mỹ kết nối lợi ích hợp tác chiến lược. Ảnh: AP

Đó là hợp tác trên hàng loạt các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, tài chính, phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực, cho đến nhân quyền, thương mại và đầu tư, hiệu quả năng lượng, nông nghiệp, giáo dục, văn hoá và trao đổi con người, đối thoại tín ngưỡng, khoa học và công nghệ, quản lý rủi ro thảm họa và phản ứng khẩn cấp, y tế và bệnh dịch, môi trường, bảo tồn sinh thái, biến đổi khí hậu, chống nạn buôn bán trái phép về con người, vũ khí, ma tuý, chống khủng bố...

Mỗi nước ASEAN ở phía tây Thái Bình Dương hiện đều có nhiều liên kết với thị trường Mỹ. Theo con số thống kê, trao đổi hàng hoá hai chiều ASEAN - Mỹ đạt 84 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 28% so với năm trước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại ASEAN đạt 153 tỉ USD năm 2008 và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN tại Mỹ là 13,5 tỉ USD.

Những cam kết hợp tác theo Thoả thuận khung Thương mại và Đầu tư ASEAN - Mỹ (TIFA), bao gồm việc hoàn thành một thoả thuận tạo thuận lợi thương mại, tiếp tục phát triển tài chính thương mại và môi trường đối thoại thương mại… là các kết nối lợi ích thực chất, đảm bảo cho những bước hợp tác khác trong tương lai.

Với ASEAN, khu vực có những tuyến đường biển quan trọng nhất, Mỹ thêm một lần nữa chia sẻ lợi ích về tự do hàng hải, lợi ích kinh tế và an ninh quan trọng nhất khi cùng các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo những quy định liên quan được nhất trí của luật pháp quốc tế, cũng như giải quyết hoà bình các tranh chấp.
 
Tại Cấp cao với Mỹ lần này, ASEAN đã thể hiện vai trò hội nhập năng động, động lực của một trong những cơ chế hợp tác lớn nhất khu vực là Thượng đỉnh Đông Á (EAS) bằng việc chào đón Mỹ tham gia chính thức EAS bắt đầu từ 2011. Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đến Hà Nội cuối tháng 10 tới để tham dự cuộc họp EAS với tư cách khách mời của Việt Nam - nước Chủ tịch ASEAN.

ASEAN cũng coi việc Mỹ tham gia Hội nghị sau Bộ trưởng hàng năm (PMC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), tiến trình Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN + (ADMM +) sắp tới, duy trì cam kết thông qua Thỏa thuận khung Thương mại và Đầu tư Mỹ - ASEAN (TIFA), Mỹ tham gia Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác tại Đông Nam Á (TAC), thiết lập một Phái đoàn thường trực tại ASEAN… phản ánh cam kết vững chắc của Mỹ trong việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ toàn diện với ASEAN.

Với Cấp cao ở New York, ASEAN và Mỹ cũng không giấu tham vọng sớm nâng cấp quan hệ đối tác lên tầm chiến lược ngay trong tương lai gần, coi đây là lĩnh vực tập trung ưu tiên. Những hình thức như cử Đại sứ, thiết lập Phái đoàn thường trực tại ASEAN cho thấy Mỹ xác định một chiến lược quan hệ đối tác lâu dài, nghiêm túc với ASEAN.

  • Linh Thư
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,