221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1313051
Hợp tác trong ADMM+ phải do ASEAN dẫn dắt
1
Article
null
Hợp tác trong ADMM+ phải do ASEAN dẫn dắt
,

 - Bộ trưởng Quốc phòng Malaisia cho rằng phải chấp nhận vai trò quan trọng của Trung Quốc và Mỹ song hợp tác khu vực phải do ASEAN dẫn dắt.

Không phụ thuộc

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaisia. Ảnh: XL

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Dato’ Seri Dr Ahmad Zahrid Hamidi cùng Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và 8 nước đối thoại gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Úc, Nga, Mỹ đang tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Hà Nội.

Trao đổi với báo chí bên hành lang hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Malaisia nhấn mạnh cơ chế mở rộng hợp tác khu vực nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định khu vực. Cho rằng cần phải chấp nhận vai trò quan trọng của 2 đối tác lớn là Trung Quốc và Mỹ, nhưng Bộ trưởng cũng nhấn mạnh cơ chế hợp tác khu vực phải do ASEAN dẫn dắt.

Ông nói : "Hợp tác trong khuôn khổ ADMM+ phải do ASEAN dẫn dắt. Chắc chắn chúng ta có cách riêng để giải quyết các vấn đề đối nội trong các nước ASEAN nhưng việc phối hợp với các nước cộng sẽ làm mở rộng quan hệ hợp tác này, đặc biệt về những trí thức hiện đại về công nghiệp quốc phòng.

Chúng ta phải chấp nhận rằng vai trò của Trung Quốc và Mỹ là quan trọng, đóng góp cho hòa bình, ổn định khu vực. Chúng ta mời các nước cộng vì phải làm việc với nhau : 600 triệu dân của ASEAN là khu vực ổn định nhất châu Á.

Việt Nam, Indonesia, Malaysia và các nước ASEAN khác đã thống nhất về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Hiện nay chúng ta đang chi khoảng 25 tỉ USD nhập khẩu thiết bị quốc phòng mỗi năm. Chúng ta cần có được những hiểu biết từ các nước châu Âu, Mỹ để sản xuất các sản phẩm cho chúng ta.

Nhưng tôi cho rằng điều quan trọng không phải là có một, hai siêu cường tham gia khu vực mà như tôi đã nhấn mạnh khu vực ASEAN phải được dẫn dắt bởi ASEAN. Chúng ta nên làm việc cùng nhau hơn là phụ thuộc quá nhiều vào sức mạnh của người khác trong các hoạt động quân sự.

Về vấn đề Biển Đông, đây là vấn đề khá nhạy cảm, không chỉ giữa Việt Nam mà cả một số nước láng giềng khác. Nếu vấn đề này nổi lên, tôi cho rằng sẽ có đối thoại hợp lý."

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith.
ADMM+ : kỳ vọng cơ chế thực tiễn.

Phát biểu với báo chí bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith cho hay Úc đánh giá cao cơ chế hợp tác trong khuôn khổ ADMM+, với vai trò trung tâm của ASEAN. Ông nói:

Úc đã là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN cách 30 năm. Đến nay ASEAN đã phát triển từ một tổ chức khu vực chỉ có một số nước  thành viên trở thành một tổ chức đầy đủ 10 quốc gia trong khu vực. Nhưng điều quan trọng đó là các cơ cấu khu vực của ASEAN hình thành như Cấp cao Đông Á, Diễn đàn khu vực ARF và đến nay ADMM+ là diễn đàn bổ sung cho cơ cấu sẵn có của ASEAN.

Với Cấp cao Đông Á, ASEAN đề xuất sự tham gia của Nga và Mỹ. Nhưng với ADMM+, đó là sự bao trùm của 18 nước với ASEAN, Đông Á và cả Nga, Mỹ. Như vậy trong tương lai, chúng ta thấy triển vọng là 18 nước này sẽ gặp gỡ nhau ở cả cấp cao, cấp Bộ trưởng Ngoại giao, và Bộ trưởng Quốc phòng. Chúng tôi cho rằng đây là đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định khu vực và ASEAN đóng vai trò trung tâm trong tiến trình này.

Chúng tôi vui mừng được tham dự cuộc gặp và thấy sáng kiến hợp tác ADMM+ hiệu quả, coi đó là đóng góp giá trị để có thể đạt được những dàn xếp về hòa bình và an ninh trong khu vực trong tương lai. Điều quan trọng lần đầu tiên chúng ta chứng kiến các Bộ trưởng Quốc phòng chính thức gặp gỡ và có thể đưa ra hàng loạt các biện pháp thực tiễn được áp dụng. Về khía cạnh này, nếu so sánh với Diễn đàn ARF có 26-27 vấn đề nhưng lại không đặt trọng tâm phải đưa ra những kết quả thực tiễn. 

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng ADMM+, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng song phương.

MOU này đề ra cơ chế hoạt động cho các lĩnh vực hợp tác thiết thực bao gồm đối thoại chính sách ở mức chiến lược, đào tạo và huấn luyện quân sự, cứu trợ nhân đạo và trợ giúp sau thảm họa.

Bản ghi nhớ cũng là sự tiếp nối của Thỏa thuận Hợp tác Toàn diện Australia – Việt Nam do Thủ tướng của hai nước ký vào năm 2009 về các lĩnh vực thương mại, hỗ trợ phát triển, an ninh và quốc phòng cũng như các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước.

Ngoài việc ký Biên bản ghi nhớ, hai Bộ trưởng cũng đã thảo luận về tầm quan trọng của ADMM+ trong việc thúc đẩy hợp tác về các vấn đề hòa bình và an ninh, bao gồm an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, và cứu trợ nhân đạo và trợ giúp sau thảm họa.

  • X.Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,