221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1312746
Mỹ, Trung: Khôi phục quan hệ quân sự để dịu căng thẳng
0
Article
null
Mỹ, Trung: Khôi phục quan hệ quân sự để dịu căng thẳng
,

Nỗ lực cả tháng trời nhằm khôi phục quan hệ quân sự giữa Washington và Bắc Kinh dường như bắt đầu có kết quả với tuyên bố ông chủ Lầu Năm Góc Robert Gates sẽ có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, tại Việt Nam tuần này.

s
Trung Quốc đã nhất trí mời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tới thăm Bắc Kinh đầu năm tới. Ảnh: Topnews

Theo các quan chức Mỹ, chính phủ Trung Quốc cũng đã nhất trí mời ông Gates thăm Bắc Kinh vào đầu năm tới, sau chuyến công du tới Washington của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào tháng 1/2011.

Đầu năm nay, kế hoạch tới Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã bị hoãn lại vào phút cuối. Giới phân tích coi đây là động thái thể hiện sự không hài lòng của Bắc Kinh do Washington thông qua thoả thuận bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan. Sau đó, Bắc Kinh đã ngừng hầu hết mọi tiếp xúc quân sự song phương.

Việc nối lại quan hệ quân sự, bao gồm cả cuộc gặp cấp cao dự kiến diễn ra cuối tháng này tại trụ sở Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii, sẽ mang lại cho Washington thứ mà họ bấy lâu tìm kiếm - cách nhìn thấu đáo hơn vào tư duy chiến lược của lãnh đạo quân sự Trung Quốc, đặc biệt vào thời điểm sự hoài nghi gia tăng về ảnh hưởng của quân đội Trung Quốc (PLA) trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Trên thực tế, bản thân ông Gates đã bóng gió về việc quân sự đứng sau quyết định hoãn chuyến thăm đầu tiên của ông.

Tranh cãi về ý đồ chiến lược của Trung Quốc được thúc đẩy bằng việc duy trì tỉ lệ gia tăng ngân sách quốc hàng năm khá bền vững của Bắc Kinh - ước tính là 150 tỉ USD, dù chỉ bằng 25% chi tiêu hàng năm của Lầu Năm Góc - trong suốt hai thập niên qua.

Đặc biệt, việc xây dựng và mở rộng nhanh chóng khả năng của lực lượng hải quân, hướng tới một hạm đội “biển xa” và một lực lượng không quân khá lớn, cũng như tốc độ gia tăng nhanh chóng trong lĩnh vực tên lửa chống hạm tầm xa, gây nên quan ngại rằng, Bắc Kinh đã đặt ra sự đe dọa hơn bao giờ hết với hoạt động tự do của Hải quân Mỹ trong phạm vi hàng trăm km từ bờ biển của Trung Quốc.

"Trung Quốc đang thay đổi sự tập trung quân sự của mình từ lấy đất liền làm trung tâm sang tập trung vào khả năng trên không và trên biển", Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, nhấn mạnh tại một diễn đàn ở Ấn Độ. "Khu vực Thái Bình Dương là một khu vực kinh tế then chốt… Tôi đi từ sự tò mò đến sự quan ngại về đích đến của Trung Quốc”.

Những quan ngại ấy trở nên rõ ràng hơn với những gì mà nhiều nhà quan sát trong khu vực mô tả rằng, Trung Quốc “gây sức ép” với các quốc gia láng giềng tại biển Hoa Đông, Biển Đông và Hoàng Hải.

"Sức ép” ấy gần đây là biện pháp ngoại giao và kinh tế chưa từng thấy trong tiền lệ để Nhật Bản thả một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc, người mà lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật cho là đã cố tình đâm vào hai tàu tuần tra của họ ở gần quần đảo tranh chấp Trung - Nhật hiện do Tokyo quản lý.

Trong khi Tokyo đã thả thuyền trưởng tàu cá sau lúc Trung Quốc thực hiện hàng loạt biện pháp (gồm cả đột ngột dừng xuất khẩu kim loại đất hiếm cho Nhật - nguyên liệu tối quan trọng cho các ngành công nghiệp công nghệ cao của Nhật), thì vụ việc này - cùng với sự quả quyết gần đây của Bắc Kinh khi coi toàn bộ Biển Đông là “lợi ích cốt lõi quốc gia” - dường như đã đi ngược lại với cam kết lâu dài của Trung Quốc là “gia tăng hoà bình” và không đe dọa các nước láng giềng.

Thực tế là, theo các chuyên gia, những quả quyết mới của Trung Quốc có thể gây phản ứng ngược.

"Lối xử trí của một cường quốc không phải ở việc họ phô trương sức mạnh thế nào, mà là ở cách họ kiềm chế ra sao từ sức mạnh đó”, Minxin Pei, một học giả về Mỹ người Trung Quốc tại Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie, nói. "Thậm chí dù Bắc Kinh thành công trong việc gây sức ép khiến Tokyo nhượng bộ và thả thuyền trưởng bị bắt giữ, thì Trung Quốc đã phá hỏng quan hệ với Nhật Bản cũng như làm lu mờ hình ảnh về một cường quốc có trách nhiệm”.

Nó cũng có thể khiến một số quốc gia láng giềng, như chính Nhật Bản vốn theo đuổi các chính sách thân thiện hơn với Trung Quốc, nhanh chóng thúc đẩy quan hệ thân cận hơn với Mỹ. Và, cuộc tranh cãi sôi sục tại Nhật về tương lai căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa lập tức biến mất trong nháy mắt khi xảy ra vụ việc va chạm tàu.

Cùng lúc đó, Hàn Quốc, nước bị “chọc giận” vì việc Trung Quốc từ chối lên án Triều Tiên sau vụ chìm tàu chiến Cheonan hồi tháng 3, cũng đã tiến gần hơn với Washington bất chấp Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ các cuộc diễn tập chung Mỹ - Hàn tại Hoàng Hải.

Phản ứng tương tự đã diễn ra tại Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với Biển Đông khiến nhiều nước quan ngại.

Các chuyên gia khu vực cho biết, Hải quân Trung Quốc (PLAN), đã xây dựng một căn cứ tàu ngầm mới tại đảo Hà Nam, trở nên xông xáo hơn trong hoạt động tuần tra trên biển suốt năm qua.

Washington nhanh chóng tận dụng lợi thế bằng cách cải thiện quan hệ quân sự trong khu vực. BắC Kinh đã nổi giận tại một cuộc họp diễn đàn an ninh khu vực tháng 7 khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố, Washington có một “lợi ích quốc gia” trong việc bảo vệ tự do hàng hải và đề xuất “tạo điều kiện” cho các cuộc đàm phán khu vực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Bắc Kinh luôn nhấn mạnh rằng, những cuộc tranh cãi như vậy chỉ có thể được giải quyết trên cơ sở song phương và cho rằng tuyên bố của bà Hillary thời điểm ấy là nhằm “tấn công” vào Trung Quốc.

"Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kể một quốc gia nào không có gì để làm với vấn đề Biển Đông lại liên quan tới tranh chấp”, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tháng trước tuyên bố trước khi diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Obama với các nhà lãnh đạo ASEAN tại New York.

Tuy nhiên, mặc dù có những tranh cãi về các vấn đề kinh tế và lãnh thổ, cả chính quyền Mỹ lẫn Lầu Năm Góc dường như quan tâm tới việc nới lỏng căng thẳng hơn là “đốt cháy” nó.

Khôi phục quan hệ quân sự được coi là tâm điểm chương trình nghị sự khi ông Obama cử cố vấn kinh tế hàng đầu, Lawrence Summers, và phó cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon, người sẽ thay thế tướng James Jones ở cương vị cố vấn cuối tuần này, tới Bắc Kinh một tháng trước đây. Chuyến công tác đã nhận được phản ứng khá tích cực.

  • Thái An (Theo ipsnews)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,