221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1317037
Trở lại Hà Nội, Mỹ muốn lãnh đạo châu Á
1
Article
null
Trở lại Hà Nội, Mỹ muốn lãnh đạo châu Á
,

Tối 29/10, ngay khi xuống sân bay Nội Bài, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vội tới Trung tâm Hội nghị quốc gia dự buổi tiệc tối chào mừng lãnh đạo cấp cao Đông Á do Thủ tướng nước chủ nhà Nguyễn Tấn Dũng chủ trì. 

Trước đó, vào lúc 2h sáng 29/10 (giờ Việt Nam), tại Hawaii, bà Clinton đã có bài phát biểu quan trọng "với những thông điệp mạnh mẽ về sự can dự của Mỹ ở châu Á: về chiến lược, chính trị và đa phương", như lời trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbel nói.  

Theo bà Clinton, tương lai châu Á đang được định dạng, đầy những thay đổi nhanh chóng và những thách thức lớn, ở đó "Mỹ phải đóng vai trò đi đầu".  

"Mỹ có vị trí có một không hai để giữ vai trò lãnh đạo ở châu Á - Thái Bình Dương, trên cơ sở lịch sử, khả năng và sự tín nhiệm của chúng ta", bà nói.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Gala Dinner tối 29/10. Ảnh: HG
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Gala Dinner tối 29/10. Ảnh: HG

Chính quyền Obama đã có nhiều bước đi để tăng cường sự can dự ở khu vực, qua quan hệ với các đồng minh, đối tác đang nổi lên và các thể chế khu vực. 

Việt Nam trong bài phát biểu của bà Clinton được xếp vào danh sách "các đối tác mới" cùng với Indonesia.  

"Tại Việt Nam, chúng ta đang vun xới để phát triển một mức độ hợp tác có lẽ không thể tưởng tượng được cách đây chỉ 10 năm về trước", bà Clinton nói.   

Theo Ngoại trưởng Mỹ, các quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam "mang lại nhiều kết quả hơn bao giờ hết". Mới đây, hai nước đã mở rộng các cuộc thảo luận về vấn đề an ninh biển, cũng như các vấn đề khác liên quan tới quốc phòng. 

"Mặc dù Việt Nam và Hoa Kỳ còn nhiều khác biệt quan điểm, chúng ta quyết tâm bỏ lại quá khứ đau buồn sau lưng, để hướng tới một tương lai thịnh vượng hơn", Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh. 

Việt Nam đã mời Hoa Kỳ đến tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á EAS, trong tư cách là khách chủ tọa, lần đầu tiên trong năm nay, mở ra một lộ trình mới thiết yếu cho sự hợp tác. 

Theo bà Clinton, ở đâu vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh được thảo luận, và Mỹ có lợi ích, Mỹ sẽ "tìm chiếc ghế trên bàn thảo luận".  

"Đó là lí do Mỹ xem ASEAN là điểm tựa cho cấu trúc khu vực đang nổi lên ở châu Á", bà Clinton nói."Mỹ xem cấu trúc này là không thể thiếu được trong xử lý các vấn đề chiến lược, kinh tế và chính trị". 

Hiện nay, Mỹ đang tiến hành nhiều bước đi để xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với ASEAN, bao gồm việc tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác... Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates vừa qua trở lại Hà Nội để tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Và chính Tổng thống Obama cũng hai lần cùng các lãnh đạo ASEAN thể hiện mức độ nghiêm túc của sự can dự của Mỹ. 

"Mỹ đóng vai trò lãnh đạo ở Diễn đàn An ninh khu vực, nơi chúng ta thảo luận các vấn đề an ninh đang diễn ra như vấn đề Triều Tiên, Biển Đông". 

Bà nói thêm, với vấn đề Biển Đông, "Mỹ khuyến khích các bước đi gần đây của Trung Quốc trong việc tham gia thảo luận với ASEAN về một Bộ Quy tắc ứng xử chính thức và mang tính ràng buộc".

Ngày mai, 30/10, Ngoại trưởng Clinton sẽ đại diện cho Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á với tư cách khách mời đặc biệt.

Đây là lần thứ hai bà Clinton tới Hà Nội trong vòng gần ba tháng và là chuyến công du châu Á thứ 6 của bà Hillary Cliton trên tư cách Ngoại trưởng Mỹ, và là một trong những chuyến công du dài ngày nhất.

Chuyến thăm châu Á của bà Clinton dự kiến sẽ gồm các chặng Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Papua New Guinea, New Zealand, Australia và American Samoa.  

Điều này là một trong các minh chứng cho thấy sự trở lại của Mỹ tại Đông Nam Á theo chính sách của Tổng thống Barack Obama.  

Hồi cuối tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam tham dự Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF). Tại đây, bà nhấn mạnh Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. 

  • Phương Loan

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,