- ĐBQH các tỉnh Tây Nguyên - nơi xây hai dự án khai thác bô-xít - nói cử tri không kiến nghị hay đề xuất gì quanh nguy cơ vỡ hồ chứa bùn đỏ. Nhưng sự cố này là lời cảnh báo mạnh.
Ông Lê Thanh Phong: Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội họ cũng có ý kiến. Các đoàn công tác của nhà nước vào kiểm tra liên tục, hết đoàn này đến đoàn khác. Còn ở tỉnh, giao cho Sở TNMT. Đoàn ĐBQH của chúng tôi, như tôi cũng vào đó nhiều lần để xem xét cụ thể. Tôi thấy tình hình đến bây giờ tương đối tốt. Lúc này đã xây dựng nhà máy, chuẩn bị đi vào hoạt động, còn nói gì nữa. Hai năm trước đây thì có lo lắng. Tôi cho rằng trừ thảm họa thiên nhiên, còn lại, những sự cố khác đều do con người gây ra, nên nhân tố con người vận hành, con người để quản lý rất là quan trọng. Mà hiện nay với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người hoàn toàn có khả năng kiểm soát được sự cố. Như thuỷ điện chẳng hạn, nếu như con người làm tốt, điều hành tốt thì không vấn đề gì xảy ra. Chuyện bùn đỏ cũng vậy. Như phản ánh thì sự cố ở Hungary phần nào do quan liêu, chủ quan, coi thường. Đây cũng là điều mà Việt Nam ta nên rút kinh nghiệm để quản lý cho tốt. Không thể đòi hỏi các ĐBQH hiểu như nhà khoa học mà ở đây Bộ TN&MT với chức năng và chuyên môn của mình, phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước Quốc hội. Về mặt khoa học, nếu sử dụng bùn đỏ cho sự phát triển thì vừa để giảm tải bùn đỏ vừa phục vụ sản xuất. Ta nhìn nhận khách quan, lắng nghe nhiều chiều. Bộ chuyên môn có các nhà khoa học tư vấn. Rõ ràng nhiều sự cố môi trường hoặc kinh tế gần đây khi vỡ lở ra mới đươc rút kinh nghiệm rằng do chúng ta chủ quan, do trình độ yếu kém. Vây cá nhân ông đã hoàn toàn yên tâm chưa với cam kết của nhà đầu tư, hay Quốc hội phải trực tiếp giám sát các dự án này, hoặc có thể lập một cơ quan giám sát độc lập? Ông Lê Thanh Phong: Chắc chắn là yên tâm. Ta có một lớp cán bộ đang được đi đào tạo. Mấy trăm con em ở Lâm Đồng, bà con dân tộc được TKV đưa đi đào tạo, chưa kể đội ngũ kỹ sư. Bây giờ Trung Quốc là nhà thầu thì họ xây, sau này sẽ bàn giao cho ta. Nhiều nhà máy thuỷ điện, rồi nhà máy điện nguyên tử sắp tới sẽ được xây và vận hành. Mình phải tin vào mình, sự điều hành của nhà mình. Chỉ có đường xá là chưa ổn. Trọng tải lớn, nếu chạy mấy chục năm không bảo dưỡng thì hỏng hết, nếu cả Nhân Cơ đi vào hoạt động thì phải có tuyến đường sắt vận chuyển đầy đủ. Các chiến lược về đường xá vẫn chưa xong. Khi sản xuất alumina, phải tính cả luyện nhôm nữa. Nên tỉnh cũng thống nhất giao cả thủy điện Đồng Nai 5 để phục vụ riêng cho luyện bô-xít. Ông Lương Phan Cừ: Các bộ chuyên môn có thể lập một đơn vị khách quan hoặc thậm chí mời tư vấn nước ngoài, làm trong tầm tay. Tránh tình trạng kiểm tra mà không phát hiện được gì như nhiều công trình vừa qua. Ta phải lắng nghe khách quan. Lâu nay vì sức ép phong trào, sức ép chính trị nên đã làm nhiều công trình không có chất lượng cao. Bùn đỏ ở Hungary là vấn đề lớn. Đừng chạy theo thành tích. Phải làm đúng quy chuẩn kỹ thuật. Vấn đề cuối cùng vẫn là con người. Mà sự cố bùn đỏ là lời cảnh báo mạnh. ĐB Võ Văn Đủ (Đăk Nông): Địa hình xây hồ bùn đỏ của Hungary hoàn toàn khác ở Tây Nguyên. Vị trí hồ bùn đỏ của nhà máy Nhân Cơ tương đối thuận lợi bởi nó được đặt ở trong thung lũng, ba mặt giáp sườn đồi, chỉ có một bên phải xây đập ngăn. Tập đoàn Than - Khoáng sản, Bộ TN&MT cũng đang làm, không để tình trạng vỡ đập hồ chứa bùn đỏ như ở Hungary được. Sau khi xảy ra sự cố ở Hungary, tỉnh cũng đã làm việc với Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, cùng phối hợp để xem xét việc xây hồ chứa ở Nhân Cơ. Không thể coi thường được. Bùn đỏ ở Đăk Nông không thể trào ra được mà sẽ xử lý để tái tạo. Mọi tình huống đều đã được lường trước và xem xét kỹ. Phía tập đoàn khẳng định làm chặt chẽ, đảm bảo quy trình kỹ thuật. Lê Nhung
Tiến độ đang làm hiện nay tương đối tốt. Mình cũng chưa biết khi đi vào sản xuất thì sẽ thế nào. Mọi thứ đang trong giai đoạn gấp rút. Hồ bùn đỏ nhà máy Tân Rai được xây đập ngăn tứ phía.
Trưởng đoàn ĐBQH Lâm Đồng Lê Thanh Phong. Ảnh: LN
Tại thời điểm này, công tác thi công hồ bùn đỏ của nhà máy Tân Rai đang được triển khai, nhà máy sẽ chính thức vận hành vào cuối năm nay.
Trưởng đoàn ĐBQH Lâm Đồng Lê Thanh Phong:
Về hồ chứa bùn đỏ, bây giờ chưa xong mà đại thể là đã nạo vét, đang làm hệ thống chống thấm và luôn có sự giám sát rất chặt của Bộ Khoa học - Công nghệ và Sở Tài nguyên - Môi trường của tỉnh.
Hungary đã làm cách đây 50 - 60 năm rồi, lại dùng công nghệ cũ và lạc hậu. Còn chúng ta bây giờ làm sau, phải học tập và rút kinh nghiệm để áp dụng trong thực tiễn sau này.
Cũng chưa bao giờ dân đặt vấn đề về hậu quả môi trường lâu dài ở các dự án khai thác bô-xít mà chỉ có các nhà khoa học lo ngại thôi.
Còn ở khâu đền bù, giải toả, tái định cư cho dân là rất xứng đáng. Dân không thắc mắc, kiến nghị gì. Vì số tiền đền bù lớn, mà đất đó đất cằn, cũng không để làm gì.
Hỗ trợ cho đồng bào dân tộc, cấp bảy mấy căn nhà cho họ, rồi làm hệ thống đường xá đường hoàng. Trong khi đó bà con lâu nay không có nhà.
ĐB Lương Phan Cừ (Đăk Nông): Người dân thực ra cũng không quan tâm đến chuyện bùn đỏ ở Hungary mà chủ yếu là cán bộ, rồi các nhà khoa học. Cán bộ ở Đăk Nông nói chung là ủng hộ việc xây dựng nhà máy sản xuất Nhân Cơ.
Sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary, nơi có truyền thống về ngành công nghiệp nhôm, cá nhân ông thấy có thể rút ra được những bài học gì cho khai thác các dự án bô-xit ở Tây Nguyên hiện nay?